Phát triển mạnh kinh tế rừng là giải pháp quan trọng của huyện Cao Phong nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
(HBĐT) - Khai thác tiềm năng về đất rừng và nguồn nhân lực để tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn cho kinh tế rừng nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung, đó là định hướng trọng tâm của huyện Cao Phong trong giai đoạn 2009 – 2015. Theo đó, huyện sẽ quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế rừng một cách toàn diện và bền vững.
Nghị quyết số 19/NQ-HU ngày 10/8/2009 của Huyện uỷ Cao Phong về phát triển kinh tế rừng giai đoạn 2009 – 2015, định hướng đến năm 2020 nêu rõ: Những năm qua, kinh tế rừng ở Cao Phong tuy đã có bước phát triển đáng ghi nhận nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Tiềm năng về đất lâm nghiệp của huyện khá dồi dào nhưng chưa được khai thác hiệu quả, diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều, việc giao đất giao rừng triển khai còn chậm, hơn nữa lại chưa có chính sách ưu đãi hợp lý để khuyến khích người dân tích cực trồng rừng nên tốc độ trồng rừng và tỷ lệ che phủ rừng thấp so với yêu cầu đề ra. Rừng trồng hiện nay vẫn chủ yếu là rừng thuần loài bao gồm những loại cây có hiệu quả kinh tế chưa cao, số lượng cây bản địa và cây gỗ có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ lệ không đáng kể… Nguyên nhân chủ quan là do người dân chưa thấy hết được lợi ích mà nghề rừng mang lại, chính quyền địa phương chưa có giải pháp đủ mạnh để người dân tin rằng có thể sống và làm giàu được từ nghề rừng.
Theo kết quả thống kê hiện trạng tài nguyên đất và quy hoạch ba loại rừng của huyện Cao Phong: Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên trên 25.460 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 15.048,49 ha (chiếm 59,1% tổng diện tích đất tự nhiên), diện tích đất có rừng là 7.815,43 ha (chiếm 51,9% diện tích đất lâm nghiệp). Toàn bộ diện tích này hiện do UBND các xã quản lý mà chưa có sự đầu tư thoả đáng nào trên đất, do đó tiềm năng đầu tư và khai thác còn bỏ ngỏ. Đặc biệt, toàn huyện còn có 7.233,06 ha đất chưa sử dụng (chiếm 29% tổng diện tích đất tự nhiên và 48,06% diện tích đất lâm nghiệp). Trong đó, đất có khả năng trồng rừng là 7.220,26 ha và chỉ có khoảng 12,8 ha là đất không có khả năng trồng rừng. Đây là tiềm năng đất khá lớn, nếu được đầu tư đúng hướng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương, đồng thời tạo thêm cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động.
Xác định rõ tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển kinh tế rừng của huyện, Huyện uỷ Cao Phong ban hành Nghị quyết số 19 nhằm phát triển ngành lâm nghiệp một cách toàn diện, tạo điểm nhấn quan trọng trong bức tranh KT-XH của huyện nhà. Theo mục tiêu Nghị quyết đề ra, hàng năm huyện sẽ trồng mới từ 900 ha trở lên rừng các loại (trong đó cây cây bản địa chiếm 10 – 20%). Tổng diện tích trồng rừng giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020 là 7.000 ha. Nâng độ che phủ rừng lên 65% vào năm 2015. Tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp chiếm 15% cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp. Ngoài ra, mỗi năm sẽ tạo việc làm mới cho 750 lao động, trong giai đoạn 2009 – 2015 tạo việc làm mới cho 5.000 lao động nhờ phát triển kinh tế rừng.
Trao đổi về định hướng này, ông Nguyễn Văn Hiến, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Nghị quyết số 19 là động lực quan trọng để huyện Cao Phong thiết thực triển khai các giải pháp phát triển kinh tế rừng. Sau khi rà soát các loại đất rừng để xây dựng quy hoạch rừng của huyện, xác định rõ diện tích rừng cần khoanh nuôi bảo vệ, diện tích rừng phòng hộ và diện tích trồng các cây rừng khác, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế rừng giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020”, đưa ra những giải pháp cụ thể về tuyên truyền, kỹ thuật, nguồn lao động, nguồn vốn, khai thác và tiêu thụ… Định hướng xuyên suốt là phát triển rừng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ lâm sản, khuyến khích tích tụ đất đai để phát triển trang trại trồng rừng và tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung, từ đó nâng cao giá trị và củng cố hiệu quả bền vững cho nghề rừng. Trước mắt, huyện chủ trương giữ ổn định những diện tích rừng hiện có, tăng cường công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng; hàng năm sẽ bố trí nguồn vốn hỗ trợ sản xuất giống cây bản địa tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng hỗn giao của nhân dân trong huyện./.
Thu Trang
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, qua 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, đến nay số đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước đã thực hiện trả lương qua tài khoản đạt 41,5% trong tổng số đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.
(HBĐT) - Tân Lạc là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn ở mức thấp. Với sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm vượt qua khó khăn, đảm bảo ổn định và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT huyện Tân Lạc đã trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp và bà con nông dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(HBĐT) - Hết quí I/2010, hoạt động kinh doanh ở các chợ, trung tâm mua sắm và siêu thị trên địa bàn Thành phố tương đối ổn định, giá cả có xu hướng tăng nhưng không tăng đột biến. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ quí I đạt 370,4 tỉ đồng, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Mặt bằng lãi suất cho vay đã được một số ngân hàng đồng thuận hạ xuống quanh mức 15%/năm, sau khi có thông tư hướng dẫn về cho vay theo cơ chế thỏa thuận lãi suất từ NHNN. Nhưng để lãi suất cho vay giữ ở mức hợp lý, lạm phát phải được khống chế.
Chiếm tới 90% số doanh nghiệp (DN) cả nước, tạo công ăn việc làm cho 90% lao động nhưng khối DN vừa và nhỏ đang gặp khó trong sản xuất kinh doanh bởi lãi suất cho vay cao, nguồn vốn ưu đãi rót xuống còn chậm trễ.
Giá USD trên thị trường tự do ngày 16.4 đã tăng nhẹ trở lại sau một thời gian tương đối dài liên tục giảm giá. Trên hệ thống ngân hàng vẫn giữ được đà giảm giá.