Lãi suất tăng cao khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn
Chiếm tới 90% số doanh nghiệp (DN) cả nước, tạo công ăn việc làm cho 90% lao động nhưng khối DN vừa và nhỏ đang gặp khó trong sản xuất kinh doanh bởi lãi suất cho vay cao, nguồn vốn ưu đãi rót xuống còn chậm trễ.
Đây là ý kiến chung của nhiều thành viên Đoàn chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tại Hội nghị đóng góp ý kiến vào các giải pháp đảm bảo tăng trưởng, kiềm chế lạm phát diễn ra ngày 16.4 tại Hà Nội.
Lãi suất cao, doanh nghiệp co lại
Tại hội nghị, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội DN trẻ Việt Nam, cho biết lãi suất cho vay thời gian qua biến động lớn khiến DN, đặc biệt là DN tư nhân, rất khó tiếp cận nguồn vốn, lãi suất vay thực tế tăng lên 20 - 25%, nhiều DN co lại, sản xuất cầm chừng, biến thị trường chúng ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa vì nguồn cung ít, giá thành sản phẩm rất cao.
Chủ tịch Hội DN nhỏ và vừa Việt - Đức, ông Nguyễn Trung Thực đồng tình với nhận định trên và cho rằng, năm ngoái khi kinh tế suy thoái, chúng ta có chính sách ưu đãi vốn cho DN nhưng thời gian ưu đãi chưa đầy một năm, lãi suất giờ lại tăng chóng mặt, khiến các DN, đặc biệt là DN sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng khó khăn, giá cả hàng hóa tăng cao, không tiêu thụ được, gây đọng vốn.
“Gói kích cầu của Chính phủ vừa qua, thực tế 80% DN ở nông thôn không tiếp cận được, không biết nó chạy đi đâu?”.
Ông Lưu Duy Dần | |
TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ VN - chỉ ra thực trạng, một là DN không tiếp cận được vốn, hai là tiếp cận được nhưng không khai thác được vì lãi suất cao quá, lên tới 17 - 18%, trong khi đó không DN nào làm được lãi suất 25% vì ngoài lãi trả ngân hàng, còn phải chi phí cho sản xuất, tiền lương nhân công. Như thế là làm khó DN. Ông Kiêm đề nghị phải “ép lãi suất xuống, giảm tỷ giá cho tốt hơn, khối lượng tín dụng tăng lên vừa phải” để giúp DN sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo tăng trưởng.
Giảm thuế cho DN nhỏ và vừa
Đại diện cho quyền lợi cho 3.000 làng nghề Việt Nam, vốn đang giải quyết công ăn việc làm cho gần 12 triệu lao động, ông Lưu Duy Dần - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề VN - than: “Chính sách Chính phủ kịp thời nhưng các bộ ngành làm chậm quá, xuống đến dân rơi rụng nhiều quá nên không phát huy được hiệu quả”. Vị phó chủ tịch này dẫn chứng: “Gói kích cầu của Chính phủ vừa qua, thực tế 80% DN ở nông thôn không tiếp cận được, không biết nó chạy đi đâu?”.
TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng, việc rót vốn trúng đối tượng tuy quan trọng nhưng quan trọng hơn cả vẫn là giải pháp thực hiện đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương để làm sao nguồn vốn đến được tay DN kịp thời, thúc đẩy phát triển sản xuất.
Ngoài vốn, giải pháp cần thiết để đảm bảo ổn định tăng trưởng kinh tế, theo ông Võ Quốc Thắng, Chính phủ cần tập trung đầu tư vốn cho cơ sở hạ tầng, đào tạo tay nghề cho lao động, vì nếu lao động có trình độ tay nghề cao, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, giá thành cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại sẽ hạn chế được nhập siêu, kích thích người Việt dùng hàng Việt.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận các ý kiến đóng góp trên và cho biết, tới đây Chính phủ sẽ nghiên cứu cơ chế để cân nhắc việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DN vừa và nhỏ để khối DN này tập trung ưu tiên vốn cho sản xuất, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Cũng theo Phó thủ tướng, để khắc phục tình trạng vốn không rót đến tay DN hoặc chậm trễ như phản ánh, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành chi tiết hóa 6 giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế 6,5%, kiềm chế lạm phát như nội dung Nghị quyết 18, trong đó, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan một trong việc điều hành, phối hợp với các địa phương đảm bảo vốn đến tay DN.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Ngày 16/1/ 2006 UBND tỉnh thu hồi trên 17,6 ha đất cho Công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng (Thành phố Hà Nội) xây dựng nhà máy đóng tàu Hòa Bình tại xóm Mới, xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Đã quá 4 năm, dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện.
(HBĐT) - Năm 2009, 4 ha bí xanh đã mang về cho gia đình anh Bùi Văn San ở Khu 2, thị trấn Mường Khến, huyện Tân lạc số lãi trên 200 triệu đồng. Năm nay, ruộng bí xanh 8 ha rộng ngút tầm mắt tiếp tục hứa hẹn khoản thu nhập không nhỏ dành cho chủ nhân.
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2009 với tổng doanh thu đạt hơn 6.805 tỷ đồng, trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 4.730 tỷ đồng, dẫn đầu khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Sau chuỗi ngày giảm giá liên tục, giá USD trên thị trường tự do Hà Nội sáng 16/4 đã có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại. Giá USD ngân hàng đã giảm mạnh hơn khiến giá USD tự do đã tăng cao hơn giá ngân hàng như quy luật cũ.
Với vai trò là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã thực hiện tốt vai trò thu xếp vốn cho các dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn.
Bộ Tài chính chính thức công bố kết quả kiểm tra về giá và thuế đối với 4 mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Kết quả cho thấy, cả 4 mặt hàng này đều tăng giá khá mạnh.