Giao dịch hàng hóa qua sàn là xu thế tất yếu góp phần làm ổn định, minh bạch và an toàn cho thị trường

 

Xu hướng giao dịch hàng hóa qua sàn đã phổ biến trên toàn thế giới nhưng tại VN chỉ mới xuất hiện các sàn giao dịch thép, đường, cà phê và sắp tới là sàn giao dịch điều. Sự nhộn nhịp của các sàn đã bắt đầu manh nha.


Vận chuyển thép HRC từ tàu xuống xe. Ảnh: C.T.V


Lên sàn mua bán thép, đường


“Chủ doanh nghiệp (DN) sẽ không phải đau đầu khi nhân viên kinh doanh giỏi bỏ việc, mất liên lạc mới với “bạn hàng” hoặc không phải lo lắng về việc bán “hớ” giá, đó là những điểm đầu tiên mà chủ DN có được khi tham gia sàn giao dịch hàng hóa”- ông Phan Vũ Hùng, Giám đốc Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Sài gòn Thương Tín (Sacombank- STE), cho biết. Hiện tại, Sacombank-STE là đơn vị đầu tiên triển khai và hoạt động sàn giao dịch hàng hóa tại VN. Hai mặt hàng đưa vào sàn hiện tại là thép và đường.


Hoạt động khoảng 4 tháng nay, sàn giao dịch thép hiện thu hút 250 DN thép tham gia, trong đó có khoảng 100 DN thường xuyên có giao dịch với khối lượng giao dịch mỗi ngày từ 1.500 tấn- 2.500 tấn. Để được lên sàn thép, DN phải đăng ký kiểm định qua đơn vị trung gian là Tập đoàn Kiểm định toàn cầu SGS của Thụy Sĩ. Sau đó bên mua phải có tiền trong tài khoản. Khi giao dịch khớp lệnh thành công sẽ thực hiện giao hàng. Nếu có rắc rối về chất lượng thì SGS sẽ chịu trách nhiệm giải quyết. Như vậy, thép giao dịch hàng hóa qua sàn là thép loại I, chất lượng bảo đảm. Đặc biệt phí kiểm định để đưa thép lên sàn chỉ bằng 30% so với phí kiểm định thép giao dịch bình thường.


Sàn giao dịch đường mặc dù mới ra đời nhưng cũng đã có khối lượng giao dịch trung bình 400 tấn-800 tấn/ngày. Giá đường đưa ra dựa vào nhãn mác, loại của từng nhà máy.


Ổn định hơn cho thị trường


Không tạo ra công nợ xấu, không xảy ra hiện tượng hủy hợp đồng giữa chừng, không giao hàng kém chất lượng và thiếu hoặc thừa quy cách khi thị trường có biến động là điều mà chỉ có giao dịch hàng hóa trên sàn mới có được. Đó cũng là lợi thế và hướng đến của tất cả các hoạt động mua bán qua sàn trên thế giới. Từ khi có sàn giao dịch thép, giá thép được niêm yết trên sàn công khai và gửi đến các DN mỗi ngày, dựa vào đó mà DN mua bán với nhau, góp phần ổn định thị trường.

Theo ông Phan Vũ Hùng, lúc đầu nhiều DN, đặc biệt là khối những nhà thương mại có vẻ phản ứng, sau một thời gian hoạt động thì sự quan tâm của họ đã thấy rõ. Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm phó tổng giám đốc kinh doanh Công ty TNHH TM-DV Thép Khương Mai, ông Đinh Công Khương, bộc bạch: sàn giao dịch thép ra đời, tạo rất nhiều thuận lợi cho DN, trong đó có sự hỗ trợ về vốn cũng như bảo đảm  tính công khai, minh bạch, an toàn. Chính vì vậy mà kế hoạch năm 2010, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động giao dịch qua sàn các sản phẩm thép để nâng cao năng lực cạnh tranh và quảng bá thương hiệu. Sacombank sẽ hỗ trợ vốn đến 70% cho DN khi tham gia giao dịch qua sàn. Điều thuận lợi nữa là DN có thể chủ động giao dịch kỳ hạn tương lai, có thể mua hàng từ trước để phục vụ cho công trình của mình. Vì vậy sẽ không xảy ra chênh lệch giá quá nhiều so dự toán ban đầu.

Sẽ có thêm sàn điều, cao su, tiêu...


Ông Phan Vũ Hùng cho biết Sacombank - STE đang trong quá trình triển khai sàn giao dịch điều, dự kiến ra mắt vào tháng 7 tới. Sacombank-STE cũng sẽ mở  thêm một số sàn như cao su, tiêu và có thể sẽ là cà phê. Việc mở rộng các sàn giao dịch hàng hóa trong giai đoạn này sẽ có nhiều lợi thế do Sacombank-STE là người tiên phong. Tuy nhiên, cũng phải cần ít nhất 1-2 năm, các sàn giao dịch hàng hóa mới đi vào ổn định.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục