Nhân dân xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) tích cực tham gia cứng hóa đường GTNT trên địa bàn
(HBĐT) - Sau 6 năm triển khai thực hiện Đề án cứng hóa GTNT, diện mạo các xóm bản, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh ta càng thêm khởi sắc. Kết quả đó cũng ghi nhận những đóng góp đáng kể của cộng đồng dân cư
Nhằm nâng cao chất lượng hệ thống đường GTNT, phục vụ nhu cầu đi lại, cải thiện đời sống của nhân dân và thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực nông thôn, Đề án cứng hóa đường GTNT tỉnh giai đoạn 2004-2010 đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh thông qua và phê duyệt vào tháng 01/2004.
Được xây dựng trên cơ sở khả năng nguồn lực của tỉnh và sự đóng góp của nhân dân trên địa bàn, Đề án áp dụng cho hệ thống GTNT là đường liên thôn, xóm, đường nối từ các trục quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện vào khu dân cư, đường nội bộ khu dân cư… theo phương thức “Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ”. Nhân dân đóng góp vật liệu, thiết bị, công lao động, Nhà nước hỗ trợ xi măng và chi phí quản lý.
Để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, BCĐ thực hiện Đề án của tỉnh, các huyện, thành phố và Ban quản lý các cấp đã được thành lập. Các sở, ngành đã tổ chức hướng dẫn, tập huấn quy trình kỹ thuật, chế độ chính sách thực hiện đề án cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Khi được giao kế hoạch, cấp uỷ, chính quyền cơ sở đã quán triệt và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, những năm qua, các địa phương đã kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như tiền mặt, vật liệu làm đường, máy thi công, công lao động để thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao. Công tác quản lý, giám sát chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật được quan tâm, chú trọng. Nguồn kinh phí đóng góp được công khai, minh bạch đã khích lệ và tạo được lòng tin trong nhân dân
Với nỗ lực của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Đề án cứng hóa GTNT đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đến nay, 764 km đường tại các xã, phường, thị trấn ở 11 huyện, thành phố đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng Kết quả đó đã khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của tỉnh, phù hợp với nguyện vọng, phục vụ thiết thực đời sống dân sinh và nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương. Qua đó, trình độ năng lực quản lý và tổ chức thi công của đội ngũ cán bộ cơ sở ngày một nâng cao. Nhiều xã vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn đã tích cực tham gia và thực hiện tốt kế hoạch cứng hóa đường GTNT như Lũng Vân (Tân Lạc), Xăm Khoè (Mai Châu), Bắc Sơn (Kim Bôi), Hiền Lương (Đà Bắc)
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Đề án còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là: Theo kế hoạch được phê duyệt đến hết năm 2012, toàn tỉnh phải hoàn thành 1.350 km. Nhưng đến hết năm 2009 mới hoàn thành 764 km, đạt 56,59% kế hoạch, mà đa số là ở các xã vùng thuận lợi. Như vậy, trong 3 năm còn lại phải thực hiện được trên 877km, (trung bình mỗi năm phải thực hiện khoảng 220km mới đảm bảo tiến độ) lại tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Quy mô kỹ thuật thực hiện cho 2 loại mặt đường 2,0m và 2,5m chưa phù hợp thực tế vì hiện nay, nhiều tuyến đường liên thôn có nền đường rộng từ 5 - 6 m, như vậy hiệu quả sử dụng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài. Giá cả vật liệu thị trường tăng cao ảnh hưởng không ít đến tiến độ, do mức đóng góp của nhân dân tăng. Một số huyện chưa đắp phụ lề các tuyến đường sau khi đã bê tông hóa gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình. Mức đóng góp của người dân khu vực thành phố, thị trấn và các xã vùng nông thôn được phân bổ đồng đều là chưa công bằng, hợp lý, do mật độ dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thưa thớt, thu nhập thấp hơn nhiều so với các vùng đô thị.
Như vậy, để tiếp tục thực hiện thắng lợi Đề án từ nay đến năm 2012, còn nhiều vần đề cần điều chỉnh, bổ sung, đó là: Sớm củng, cố kiện toàn BCĐ và Ban quản lý các cấp để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Bố trí kinh phí kịp thời đảm bảo theo tiến độ đã đề ra. Xem xét triển khai thực hiện làm mặt đường rộng từ 3m đến 3,5m nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện đề án. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng công trình. Lập phương án bảo trì nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác của đường. Nghiên cứu điều chỉnh mức đóng góp của người dân theo các vùng cho phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế. Khuyến khích các đơn vị, địa phương tranh thủ, tạo nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để tham gia thực hiện Đề án.
Đức Phượng
Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành dệt may đang triển khai chương trình nội địa hóa, đẩy mạnh sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.
(HBĐT) - Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, mới đây, Ban quản lý các KCN tỉnh đã công bố quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng để giải quyết những vấn đề khó khăn về nguồn lực đầu tư hạ tầng, thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
(HBĐT) - Tính đến ngày 3/5, toàn tỉnh có 318,19 ha lúa bị bệnh lùn sọc đen tại 49 xã thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong... là những huyện có diện tích lớn bị bệnh lùn sọc đen.
Từ ngày 9.6 tới, biểu phí trước bạ mới sẽ chính thức có hiệu lực, khi mà Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư số 68/2010/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ. Vậy biểu lệ phí trước bạ này có gì mới?
Trong 4 tháng đầu năm 2010, cứ mỗi khoản nợ 1 triệu USD thì doanh nghiệp phải chi thêm hơn 600 triệu đồng, khiến lợi nhuận thay đổi so với kế hoạch ban đầu.
Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào VN đạt gần 5,6 tỉ USD. Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất trong 4 tháng vừa qua với 2,15 tỉ USD, Nhật Bản 1,047 tỉ USD, Mỹ 961 triệu USD.