Hội thảo khoa học nhận biết hiệu quả hệ thống chính sách của Nhà nước đối với người dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình trên sông Đà,

Hội thảo khoa học nhận biết hiệu quả hệ thống chính sách của Nhà nước đối với người dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình trên sông Đà,

(HBĐT) - Đó là kết luận của cuộc Hội thảo khoa học "Nhận biết hiệu quả hệ thống chính sách của nhà nước đối với người dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình trên sông Đà" do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức vào ngày 18/6.

 

Được sự giúp đỡ của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), tổ chức CARE quốc tế, UBND tỉnh, Ban quản lý dự án vùng lòng hồ sông Đà, Liên hiệp các hội khoa học tỉnh đã tập trung nghiên cứu thực trạng đời sống của người dân sau 30 năm tái định cư và ảnh hưởng của hai giai đoạn dự án đến việc thay đổi cuộc sống của họ để đề xuất một số giải pháp với các cấp chính quyền trong việc thực hiện giai đoạn 3 của dự án.

 

Qua khảo sát  các xã vùng lòng hồ, các ý kiến tại hội thảo đều chung nhận định, các chính sách đầu tư cho nhân dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình dàn trải nên một số chính sách hiệu quả chưa cao. Cuộc sống của người dân trong vùng gặp nhiều khó khăn về giao thông do hệ thống đường xuống cấp, hàng hóa sản xuất ra giá bán chênh lệch nhiều so với thị trường thị trấn, thành phố. Thu nhập bình quân 200 nghìn/người/tháng còn chiếm hơn 50%. Diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế do độ dốc quá lớn dẫn đến có ít hộ có khả năng tự túc lương thực. Tỷ lệ hộ vay lương thực để ăn còn chiếm hơn 50%. Có 68,9% số hộ chưa được sử dụng nước sạch từ các bể nước công cộng. Nhiều bể nước sạch xa khu dân cử, hiệu quả sử dụng thấp hoặc không có giá trị sử dụng. Còn 29,5% số hộ chưa có ti vi, đài để nghe nên việc nắm bắt thông tin từ các hộ này rất hạn chế. Dân trí khu vực này còn thấp, đa số các em chỉ học hết tiểu học và trung học cơ sở, đặc biệt còn có 4,6% không biết chữ. Các hộ dân đánh giá cao những chính sách hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh vay vốn, hỗ trợ giống phục vụ sản xuất, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp, hỗ trợ phân bón, nhà ở. Còn những chính sách hỗ trợ đất sản xuất, miễn giảm học phí, tiền ăn ở cho học sinh, hỗ trợ lương thực được cho là ít phù hợp.

 

Do vậy, những chính sách khi thực hiện tại vùng này cần phải được nghiên cứu kỹ và có sự tham gia ý kiến của người dân trong khu vực. Cần có thêm các chính sách ưu tiên cho giáo dục, phát triển dân trí chính sách ổn định kinh tế bền vững phù hợp với phong tục tập quán của người dân.

 

                                                                                Việt Lâm

 

Các tin khác

Lễ hội khai hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc) thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến với Hòa Bình.
Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R được tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu và Giám đốc WB tại Việt Nam Victoria Kwakwa, ký một hiệp định tài trợ.

Xuất khẩu sẽ tăng hai con số

Với các hợp đồng đã ký, có thể dự báo xuất khẩu trong năm 2010 tăng trưởng đến 12%Nhiều dấu hiệu cho thấy xuất khẩu đang tăng trưởng mạnh trở lại, các doanh nghiệp (DN) đã biết cách chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới ngay khi thị trường thế giới bắt đầu phục hồi.

Tổng thu NSNN 5 năm tăng 16,2% so với dự toán

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và Chính phủ, trong 5 năm (2006-2010), ngành Thuế tiếp tục duy trì và phát triển phong trào thi đua sâu rộng trong toàn ngành, hưởng ứng tích cực vào phong trào Chiến sĩ thi đua trên toàn quốc.

Giải ngân trên 415 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản

(HBĐT) - Đến giữa tháng 6/2010, tiến độ giải ngân vốn vay xây dựng cơ bản của tỉnh ta đạt khoảng 415,2 tỷ đồng, chiếm khoảng 42% kế hoạch năm.

Sản xuất được 9,6 tấn thóc giống nông hộ

(HBĐT) - Ngày 18/6, Hội nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất giống nông hộ vụ xuân 2010 tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc

Bài học từ vụ xuân 2010 ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Nhận định vụ chiêm xuân là vụ sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, ngay từ năm 2009, Phòng NN&PTNT huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất vụ xuân, vụ hè năm 2010.

Dự án “rùa” và nỗi niềm dân cư sở tại

(HBĐT) - Dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn do Công ty cổ phần tập đoàn xây dưng và du lịch Bình Minh làm chủ đầu tư chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 19/8/2006. Đến nay đã gần bốn năm, nhưng dự án chỉ được triển khai theo kiểu cầm chừng. Các hạng mục hầu như đều trong tình trạng dở dang. Việc dự án kéo dài đã kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống và tư tưởng của dân cư trên địa bàn

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục