Ngày 1.7 vừa qua, Tổng vụ Thương mại - Uỷ ban Châu Âu (EC) đã có thư gửi phái đoàn VN tại Liên minh Châu Âu thông báo mức thuế chống bán phá giá (bình quân khoảng 34,5%) mà cơ quan này áp dụng đối với xe đạp xuất khẩu (XK) của VN 5 năm qua sẽ được bãi bỏ từ ngày 15.7.

 

Đón nhận thông tin này, DN sản xuất xe đạp VN vô cùng phấn khởi. Nhiều DN cho biết sẽ tiếp tục đầu tư sản xuất để tái XK sang EU.

Phục hồi từ số 0

Ông Lê Quốc Tạo, Chánh văn phòng Hiệp hội Xe đạp - xe máy VN bày tỏ sự phấn khởi: "UB Châu Âu (EC) đã có một quyết định đúng đắn, bãi bỏ việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các DN sản xuất xe đạp VN.

Chúng tôi hơn 100 DN thuộc Hiệp hội Xe đạp - xe máy 5 năm qua đã hết sức khó khăn vì phải xoay xở công ăn việc làm để duy trì hoạt động sản xuất cho công nhân. Sau khi bị áp thuế, việc XK vào thị trường EU hầu như ngừng trệ. Từ chỗ sản lượng hơn 2 triệu xe/năm những năm 2005, xuống còn khoảng 500.000 xe/năm năm 2009.

Ông Võ Trung Chi- Chủ nhiệm văn phòng TGĐ Cty xe đạp Dragon cho biết: “Chúng tôi đã liên hệ khách hàng ở Châu Âu và các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng xe đạp để sản xuất và XK trở lại khi bạn hàng có nhu cầu; đồng thời lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự trong thời gian tới để đáp ứng các đơn hàng quay trở lại. Nếu công việc suôn sẻ, Dragon DN sẽ nhanh chóng lấy lại bạn hàng và đạt sản lượng như trước khi bị EC áp thuế CBPG”.

Ông Chi cho biết: Trước đây, sản lượng xe của Dragon mỗi tháng lên tới 30-40 nghìn xe, nhưng từ khi bị áp thuế, sản lượng cứ giảm dần. Hiện Dragon và Asama là 2 DN sản xuất xe đạp còn duy trì sản lượng tương đối, chờ tới khi lệnh áp thuế được dỡ bỏ. Các DN khác sống lay lắt.

Cần đối xử công bằng

Theo thống  kê của Hiệp hội Xe đạp - xe máy VN, trong 5 năm qua, lượng xuất khẩu xe đạp sang thị trường EU đã suy giảm nghiêm trọng. Từ 1,067 triệu chiếc năm 2005 xuống mức 21.421 chiếc năm 2009. Trong các năm 2007 và 2008, lượng xe đạp XK của VN vào EU chỉ còn chiếm 0,61% và 0,4% tổng lượng NK xe đạp của EU. Đây là mức thị phần không đáng kể theo quy định của WTO và EU về chống bán phá giá.

Không chỉ sụt giảm về lượng, tỉ trọng xe đạp VN XK cũng giảm xuống trầm trọng. Trước năm 2005, khi mặt hàng xe đạp chưa bị áp thuế CBPG, sản lượng XK thường chiếm 80% và sản lượng tiêu thụ nội địa là 20%. Song tỉ trọng này đã liên tục giảm xuống từ 2005-2009, từ 60% xuống còn 15%. Công suất sản xuất toàn ngành giờ chỉ còn chưa đầy 200.000xe/năm, bằng chưa đầy 10% công suất lúc chưa bị áp thuế.
 
Đi cùng với nó là kim ngạch XK xe đạp sang EU đã giảm tới 95,3% (năm 2007). Về lao động, tổng số lao động của ngành sản xuất xe đạp VN giai đoạn trước 14.7.2005 là 210.000 người, thì đầu năm 2010, toàn ngành chỉ còn khoảng 5.000 lao động.

“Kiệt quệ và bế tắc là những gì có thể nói về ngành sản xuất xe đạp của VN sau 5 năm chịu thuế CBPG của EU”, một DN chua chát nói. Do khó khăn, không ít DN đã phá sản, hoặc chuyển đổi sản xuất, công nhân mất việc làm, kéo theo đó là hàng loạt DN sản xuất linh phụ kiện nội địa hoá xe đạp cũng lao đao, không có “đầu ra”.

Ông Võ Trung Chi cho biết, hiện nỗi lo của các DN là vẫn chưa biết EU sẽ áp mức thuế NK ra sao đối với các sản phẩm xe đạp của VN. Trước đây, khi chưa áp thuế CBPG, thuế NK vào EU chỉ khoảng 10%. Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, việc EU dỡ bỏ thuế CBPG đối với DN VN, thì trước hết bản thân NTD Châu Âu sẽ được lợi vì giảm được gánh nặng thuế CBPG.

Vì vậy, hy vọng cùng với xu thế tự do hoá  thương mại, Chính phủ các nước  EU cũng sẽ áp dụng thuế suất NK đối với các DN VN như với các quốc gia khác đang XK vào Liên minh Châu Âu.

                                                                                Theo Báo Laodong

Các tin khác

Việc xử phạt bằng lái FC làm tăng khả năng ùn ứ hàng hoá tại các cảng, kho bãi.
Người nuôi cá lồng cần thận trọng với lũ tiểu mãn đầu mùa mưa
Không có hình ảnh

Mô hình kinh doanh mới của hàng không giá rẻ

Các hãng hàng không Qantas Airways và AirAsia đang thách thức với Singapore Airlines và các hãng hàng không dịch vụ trọn gói khác bằng một mô hình kinh doanh giá vé rẻ, đường bay dài mà vốn trước đây từng bị thất bại.

Lạc Thủy huy động tổng lực phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện miền núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng nằm về phái đông nam, có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Huyện có 13 xã và 2 thị trấn. Đến nay, Lạc Thủy có mạng lưới giao thông khá liên hoàn và đồng bộ với 13 km đường Hồ Chí Minh, 23 km đường QL 21 A, đường 12 B 3,3 km, đường tỉnh lộ 438 X và 438 B là 31 km. Đường trục huyện là 62 km, đường trục xã, liên thôn xóm 271,9 km, đường nội đồng 110,5 km, đường sông 31 km.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp bàn giải pháp phát triển KT-XH 5 năm 2011 – 2015 và xem xét Đề án thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - Ngày 5/7, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức họp bàn một số nội dung quan trọng trong Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011 – 2015) và xem xét Đề án thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị.

Cty CP Chứng khoán APECS tổ chức Hội thảo về đầu tư chứng khoán

(HBĐT) - Công ty CP Chứng khoán Apecs vừa tổ chức hội thảo “Apecs – tiềm năng và cơ hội đầu tư” tại trung tâm thương mại Phú Thành Phát. Tham dự hội thảo có gần 30 doanh nghiệp, nhà đầu tư khu vực tỉnh Hòa Bình.

Nông dân Kim Bôi cần hỗ trợ để nhân rộng mô hình sản xuất giống nông hộ

(HBĐT) - Hội Nông dân huyện Kim Bôi vừa tổ chức hội nghị sơ kết chương trình sản xuất giống nông hộ vụ Xuân năm 2010.

Những khúc mắc từ việc xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Ngọc – xã Trung Minh

(HBĐT) - Năm 2007, Công ty cổ phần Đại Phú Phát (gọi tắt là Công ty Đại Phú Phát) tại xóm Ngọc, xã Trung Minh (Kỳ Sơn – nay là thành phố Hoà Bình) có hồ sơ, dự án xin thuê đất tại xóm Ngọc để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái hồ Ngọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục