Người dân Tiến Sơn đang từng bước thoát nghèo vững chắc, ổn định cuộc sống và lên làm giàu ngay trên quê hương mình

Người dân Tiến Sơn đang từng bước thoát nghèo vững chắc, ổn định cuộc sống và lên làm giàu ngay trên quê hương mình

(HBĐT) - Cuối năm 2008, toàn xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn có đến gần 60% hộ nghèo, nhưng đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn hơn 10%. Tích cực thâm canh, gối vụ, áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất cũng như phát huy được nguồn lao động dồi dào của địa phương, Tiến Sơn đang có những bước tiến vững chắc trên con đường thoát nghèo.

 

Tiến Sơn là xã 135 đặc biệt khó khăn của huyện Lương Sơn, có 5 xóm với hơn 800 hộ, trên 4.000 khẩu. Đời sống của bà con chỉ trông vào nông nghiệp, nhưng do ruộng ít, năng suất thấp nên tình trạng thiếu đói trong những ngày giáp hạt vẫn diễn ra. Thời kỳ trước những năm 2000, lâm nghiệp chưa được chú trọng, Tiến Sơn đã bỏ phí một nguồn tiềm năng rất lớn là hơn 500 ha đất rừng. Khi phong trào trồng rừng lan rộng ở các xã lân cận, đến khoảng năm 2002, 2003 Tiến Sơn mới bắt đầu vào phát triển phong trào trồng rừng một cách mạnh mẽ. Công tác giao đất, giao rừng được triển khai đến từng hộ gia đình, thay đổi tập quán đốt rừng làm nương của xóm người Dao Suối Bến. Tỷ lệ bao phủ rừng của Tiến Sơn đã đạt trên 70% và bảo vệ được hơn 100 ha rừng phòng hộ. Đến nay, bà con đã bắt đầu có những khoản thu đáng kể từ trồng rừng.

 

Cùng với việc tận dụng diện tích đất trống, đồi núi trọc để phát triển trồng rừng thì những năm gần đây Tiến Sơn đã rất chú trọng việc áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất nông nghiệp. UBND xã đã phối hợp với phòng Nông nghiệp, Trạm bảo vệ thực vật, Khuyến nông - khuyến lâm huyện… tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh gối vụ tăng năng suất. Mở mang một số nghề phụ như: mây tre đan…. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc được đẩy mạnh, đảm bảo nhiều năm liền không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

 

Song song với việc phát huy những tiềm năng sẵn có của địa phương, Tiến Sơn đã làm tốt công tác xây dựng và kêu gọi các nguồn quĩ, tạo vốn phát triển kinh tế cho bà con. Tất cả các đoàn thể của xã như: Hội Phụ nữ, Hội CCB, Đoàn Thanh niên…đều đã xây dựng được quỹ giúp hội viên thoát nghèo. Chị Nguyễn Thị Sáu - Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho biết: “Hội dùng nhiều hình thức để xây dựng và có kế hoạch sử dụng quĩ hiệu quả. Ưu tiên cho các chị hội viên nghèo vay vốn và thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ chị em phát huy nguồn vốn.” Đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, đã có hàng chục chị em hội viên phụ nữ xã Tiến Sơn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, xã đang duy trì được hai quĩ tín dụng tại xóm Ngăm và xóm Suối Bến với tổng nguồn vốn là 48 triệu đồng. Bắt đầu hoạt động từ năm 2008, hai quĩ tín dụng này đã phát huy hiệu quả, xoay vòng đồng vốn, kịp thời giúp đỡ các gia đình trong xóm phát triển chăn nuôi, mua máy nông nghiệp…. Lựa chọn hướng đi đúng, phát huy được nguồn vốn hiệu quả nên ở Tiến Sơn có rất ít các trường hợp nợ đọng, nợ quá hạn.

 

Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp ở những xã lân cận đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên trong lứa tuổi lao động ở Tiến Sơn. Hiện nay, toàn xã có khoảng trên 200 lao động làm việc ở các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn với thu nhập ổn định từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/người/tháng.

 

Năm 2009, con đường bê tông liên xã được hoàn thành đã góp phần cải thiện đáng kể cho bộ mặt xã Tiến Sơn. Nhà cửa của người dân dần được xây dựng kiên cố, xã không còn nhà tạm, không còn hộ đói. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 mới chỉ đạt mức 3 triệu đồng/người/năm nhưng đến thời điểm này đã có thể tăng lên mức 6 triệu đồng. Phát huy mọi nguồn lực, Tiến Sơn đang nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

 

                                                                                 Dương Liễu

 

 

Các tin khác

Nhiều ngân hàng đang tìm cách phát hành thêm cổ phiếu để đạt số vốn tối thiểu theo quy định
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giải ngân 243 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

(HBĐT) - Năm 2010, toàn tỉnh được phân khai 557,61 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm, đã giải ngân được 243 tỷ đồng, đạt 44% kế hoạch, bằng 169,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Sản lượng thuỷ sản đạt 1.056 tấn

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có diện tích ao, hồ nhỏ, ruộng nuôi cá đạt 2.064 ha; hồ chứa thuỷ lợi sử dụng kết hợp nuôi cá đạt khoảng 950 ha, số lồng nuôi cá đạt 1.100 lồng. Diện tích ương nuôi cá giống 57 ha, sản xuất được trên 12 triệu con cá giống các loại đạt chất lượng cung ứng cho các địa phương. 6 tháng đầu năm sản lượng thuỷ sản ước đạt 1.056 tấn, bao gồm khai thác tự nhiên 353 tấn, nuôi trồng 703 tấn.

Nhập siêu tháng 6 xuống thấp nhất từ đầu năm

Trái với những dự báo trước đó, cho rằng nhập siêu tháng 6 vẫn đứng ở mức cao với ước tính khoảng 1,2 tỷ USD, số liệu vừa được Tổng cục Hải Quan công bố vào ngày 9/7 cho thấy, nhập siêu tháng qua chỉ đạt xấp xỉ 742 triệu USD.

Việt-Lào-Campuchia cần hợp tác giải quyết "đôla hóa"

Theo một cuốn sách mới được phát hành của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ sử dụng ngoại tệ trong lưu thông ở Việt Nam là khoảng 20%, ở Lào khoảng 50% và ở Campuchia là hơn 90%.

Thực hiện gần 78 tỷ đồng đối với các dự án ổn định dân cư

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 dự án ổn định dân cư đang thực hiện với tổng mức đầu tư 121.863 triệu đồng. Ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 77.830 triệu đồng, trong đó giá trị giải ngân đạt khoảng 64.405 triệu đồng.

Kiểm soát để không tăng giá trong 6 tháng cuối

Theo Bộ Tài chính, để thực hiện mục tiêu bình ổn giá thị trường sáu tháng cuối năm, bộ sẽ tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ giá những mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng, dầu, lương thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục