Việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước chỉ là bước đệm để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu cổ phần hóa

 

Việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thành công ty TNHH một thành viên đã cơ bản về đích trước ngày 1-7 - thời điểm Luật DNNN hết hiệu lực. Nhưng việc đúng hẹn này cũng còn nhiều vấn đề phải bàn.

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn cho các công ty khi chuyển sang cổ phần. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Chạy tiến độ
 
Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, tính đến ngày 1-7, cả nước còn 1.206 doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước. Về cơ bản, các DN đã chuyển đổi xong, chỉ còn khoảng 40 DN thuộc thẩm quyền của địa phương chưa được chuyển đổi.
 
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng việc cán đích này chỉ mang tính hình thức để thực hiện Luật DN. Lẽ ra, việc cổ phần hóa DNNN được làm trong 4 năm nhưng tiến trình cổ phần hóa rất chậm. Đến ngày 1-7, các DN chưa cổ phần hóa đều phải chuyển đổi mô hình để hoạt động theo Luật DN vì Luật DNNN hết hiệu lực. Do đó mới có cuộc chạy đua nước rút rất vội vã. Theo điều lệ chuyển đổi, vốn DN vẫn là vốn sở hữu Nhà nước, không thay đổi nhân sự, không đánh giá tình trạng kinh doanh. Như thế chỉ đem lại tác dụng rất hạn chế. TS Lê Đăng Doanh đưa ra trường hợp tái cơ cấu Vinashin đúng trước “giờ G” là một điển hình cho việc chạy tiến độ.
 
Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Tư vấn VFAM VN, cũng đánh giá đây chỉ là sự chuyển đổi về mặt hình thức cho phù hợp với cam kết WTO chứ không phải điểm dừng cuối cùng. Về mặt nội dung, cần phải mất nhiều năm, không thể làm ngày một ngày hai. Những DN này sớm muộn gì cũng phải đi tiếp bước chuyển đổi thành công ty cổ phần, trừ những DN thuộc diện Nhà nước phải chi phối về vốn.
 
Với cái nhìn lạc quan, một số cơ quan quản lý coi đây là bước đệm để tăng tốc quá trình cổ phần hóa DNNN vốn đang ì ạch nhiều năm nay. Tiến độ này ngày càng chậm vì những DN đủ điều kiện đã cổ phần hóa xong, số còn lại đều là những DN có vướng mắc về thủ tục, quá lớn về quy mô, khó khăn về tài chính... Năm 2009, cả nước chỉ cổ phần hóa được 60 DN và bộ phận DN, đạt 8,4% kế hoạch đề ra. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là do kinh tế suy giảm, khó phát hành trái phiếu.
 
Bình mới, rượu cũ?
 
Ông Trần Tiến Cường, Trưởng Ban Cải cách và Phát triển DN (Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương), cho biết đây chỉ là bước đệm để DN thực hiện mục tiêu cổ phần hóa. Việc Nhà nước nắm giữ 100% vốn nhằm phân loại các DNNN cần thoái vốn hoặc vẫn giữ chủ sở hữu sau khi cổ phần hóa. Việc chuyển đổi nhằm hai mục tiêu lớn là tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi DN, không kể thành phần kinh tế, chủ sở hữu và khắc phục tình trạng làm ăn kém hiệu quả của DNNN. Trở thành công ty TNHH một thành viên, DN chỉ có một chủ sở hữu và chỉ chịu trách nhiệm trước ông chủ này. Đồng thời khắc phục được tình trạng nhiều đầu mối, thụ động, chờ đợi hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên.
 
Tuy nhiên, vấn đề quản trị DN, cụ thể là các chức danh chủ chốt của DN sau chuyển đổi lại chưa được quy định rõ ràng trong điều lệ chuyển đổi. Một chuyên gia kinh tế nhận định quản trị DNNN đang tồn tại 3 vấn đề chính. Đó là chưa xác định được chủ sở hữu Nhà nước một cách rõ ràng; Nhà nước chưa là chủ sở hữu chuyên nghiệp và chưa bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền của chủ sở hữu Nhà nước nên chưa đủ khả năng đảm nhiệm vai trò của một nhà đầu tư vốn. Thực thi các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước tại các DNNN thông qua hệ thống người đại diện đang phát sinh nhiều bất cập. Đây chính là một vướng mắc lớn trong quá trình chuyển đổi DNNN.
 
 
                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào việc thu NS của tỉnh.
Cây mía đang góp phần giúp nhân dân trong xã xóa đói, giảm nghèo.
HTX Mu Riềng, xã Yên Nghiệp đưa giống lúa năng suất chất lượng cao vào gieo trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chủ động thu hút và sử dụng vốn FDI

Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sáu tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,43 tỷ USD, bằng 80,9% so với cùng kỳ năm 2009. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký này là mức khá cao trong bối cảnh chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giành giật thị trường bán lẻ - Mỗi tháng thêm một siêu thị

Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở VN vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường VN, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.

VN mất cân đối cung cầu thịt gia súc

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều qua, 13-7, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Hoàng Văn năm cho hay 12/16 tỉnh, thành phía Bắc đã công bố hết dịch tai xanh ở heo nhưng đã có ổ dịch mới xuất hiện tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng trị và Mỹ Xuyên, Trần Đề, TP Sóc Trăng. Ông Năm cảnh báo nguy cơ tiếp tục xuất hiện và lây lan dịch tai xanh rất cao

Gần 20 năm, vẫn ì ạch giai đoạn khởi động

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích, nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển ngành công nghiệp ô-tô. Sau gần 20 năm, được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng ngành công nghiệp ô-tô vẫn ì ạch ở giai đoạn... khởi động.

Phong trào SXKD giỏi - Động lực phát triển kinh tế ở Kim Bôi

(HBĐT) - Sau 5 năm phát động, phong trào SXKD giỏi đã được nông dân toàn huyện Kim Bôi hưởng ứng tích cực. Tính riêng trong năm 2009, toàn huyện có 3720 hộ SXKD giỏi các cấp. Trong đó có 2418 hộ SXKD giỏi cấp xã, cấp huyện là 1116 hộ và cấp tỉnh là 186 hộ. Qua phong trào, đã xuất hiện nhiều gương làm kinh tế giỏi, nhiều cách làm hay đã được phổ biến đến đông đảo hội viên, bà con nông dân nhằm phấn đấu thực hiện mục tiêu: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khác, người khá, giàu thì giàu thêm”

Xã Mai Hạ đẩy mạnh phát triến nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

(HBĐT) - Trên cơ sở thế mạnh của địa phương chủ yếu là phát triển kinh tế nông nghiệp. xã Mai Hạ, huyện Mai Châu đã có những nỗ lực trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi bằng cách tăng vụ, đưa giống mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, đã có những hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế và làm thay đổi phương thức canh tác, từng bước xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục