Nhân dân xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc khôi phục nghề dệt truyền thống, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.

Nhân dân xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc khôi phục nghề dệt truyền thống, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.

Bài 1: Cần tạo việc làm chất lượng cho thanh niên

(HBĐT) - Mỗi năm tỉnh ta có 16.000 - 19.000 người bước vào độ tuổi lao động, nhưng chỉ giải quyết được khoảng 30%, chủ yếu là tạo việc làm tại chỗ và lao động tự do.

 

Theo báo cáo về xu hướng lao động và xã hội Việt Nam năm 2009-2010 do Bộ LĐTBXH và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố cuối tháng 6: Tỉ lệ thanh niên độ tuổi 15-24 trong tổng lực lượng LĐ sẽ giảm từ 19% trong năm 2010 xuống còn 17,2% trong năm 2015. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên tăng cao những năm gần đây đã đặt ra nhiệm vụ tối cần thiết những năm trước mắt: Cần tạo việc làm có chất lượng cho thanh niên.

 

Thiếu vốn thiếu thông tin

 

Làm ruộng vắt kiệt mồ hôi chỉ đủ ăn, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp không có vốn… Bởi vậy, nhiều thanh niên (TN) các vùng nông thôn đành chọn con đường tha phương tìm việc hoặc xuất khẩu lao động (XKLĐ). Ông Đinh Văn Dực, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Toàn huyện có 29 xã đều thuần nông. Quỹ đất nông nghiệp lại ít nên mỗi lao động chẳng được đáng bao nhiêu đất làm nghề Xã gần như không có nghề gì đặc thù. Định hướng là có thể phát triển kinh tế trang trại nhưng lại khó khăn về vốn. TN trong huyện hầu như đều tìm đường làm ăn xa, người ở lại bây giờ chỉ còn CBCNVC, người về hưu và học sinh.

 

Thiếu điều kiện học hành, phần lớn TN nông thôn có trình độ thấp, nghề nghiệp không ổn định lại them thiếu thông tin, thiếu vốn nên càng khó khăn. Đó là những điểm chính trong bức tranh 3 không của TN nông thôn (không trình độ, không tay nghề, không (hay thiếu) việc làm). Cũng chính vì 3 không nên vấn đề việc làm, thu nhập cho TN, hộ gia đình trẻ đã khó càng thêm khó. Theo anh Võ Ngọc Kiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, đến nay Tỉnh Đoàn vẫn gặp khó khăn trong vấn đề giới thiệu tạo việc làm cho TN. Tổ chức đoàn chưa có trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm nên vận động, tuyên truyền đến TN về học nghề sau đó gửi danh sách đến các trung tâm dạy nghề của các tổ chức khác như hội phụ nữ, HND nhưng cũng chỉ lèo tèo vài ba người đăng ký

 

Cần hỗ trợ đào tạo nghề

Hằng năm, tỉnh ta có hàng ngàn người di cư lên các thành phố lớn, các khu công nghiệp để mưu sinh. Trong số đó có không ít là lực lượng lao động trẻ. Ở các địa phương cũng có không ít TN chưa có việc làm, trong khi đó nhiều nhà máy, xí nghiệp trong tỉnh vẫn thiếu nguồn lao động. Nguyên nhân chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo nghề, nên không đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở công nghiệp. Trước nghịch lý trên, các cấp, ngành và địa phương đã có nhiều giải pháp như đào tạo nghề, tạo điều kiện vay vốn làm ăn, xuất khẩu lao động đã giải quyết phần nào việc làm cho người dân.

Tuy nhiên, đối với lực lượng ĐVTN thì nhiều người vẫn còn lúng túng trong chọn nghề, khó khăn về cơ hội việc làm phù hợp. Để giúp TN lập thân lập nghiệp,  thời gian qua các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều mô hình, nhiều hoạt động giúp TN chọn nghề, lựa chọn việc làm; tạo điều kiện hỗ trợ TN vay vốn làm ăn, nâng cao thu nhập và làm giàu…làm tiền đề vững chắc, để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn một cách bền vững và toàn diện. Các cấp, ngành đã coi trọng nhiệm vụ đào tạo nghề và bố trí việc làm cho lao động nông thôn. Nhiều cơ sở khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về khoa học - kỹ thuật giúp TN nông thôn tiếp cận với những tiến bộ mới của khoa học, công nghệ. Các làng nghề không ngừng phát triển thị trường, mở rộng quy mô sản xuất để tăng cơ hội tạo thêm việc làm mới cho TN nông thôn. Chính quyền, đoàn thể các địa phương quan tâm hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi để TN nông thôn lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình. Việc tổ chức cho TN nông thôn đi lao động ở nước ngoài cũng là một giải pháp giúp họ có việc làm và thu nhập.

Tuy vậy, thực trạng lao động nông thôn thiếu việc làm vẫn là bài toán nan giải. Tại nhiều làng quê, vấn đề dư thừa lao động trở nên đáng báo động. Tình trạng TN ở các làng quê không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng, dẫn đến sa ngã vào tệ nạn xã hội; nhiều thanh niên phải rời bỏ làng quê lên thành phố vất vưởng tìm việc làm thuê; nhiều làng nghề truyền thống mai một đẩy nhiều lao động nông thôn đến tình cảnh thất nghiệp... Không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định, khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thôn, miền núi gặp khó khăn. Những bất cập đó đã tồn tại từ nhiều năm nay ở địa bàn nông thôn, làm lãng phí không nhỏ nguồn lao động trẻ ở các làng quê. Nhằm tạo ra nhiều việc làm và tăng nguồn thu nhập cho lao động nông thôn, trong đó có TN nông thôn, chính quyền và các cơ quan chức năng cần mở rộng công tác dạy nghề, hướng nghiệp cho TN nông thôn. Nên trang bị cho TN nông thôn những nghề nghiệp phù hợp, như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác lâm sản, thủy sản; hỗ trợ vốn, công nghệ giúp TN nông thôn làm ăn đạt hiệu quả.

 

 

 

                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục