Tốc độ tăng GDP trên mỗi đầu người của Việt Nam so với các nước đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 1980 - 2009
Với 10 trong số 12 chỉ tiêu thành phần được cải thiện, Việt Nam trở thành một trong quốc gia có sự thăng tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố
Mặc dù vẫn phải xếp sau Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Indonesia tại khu vực Đông Nam Á nhưng việc thăng tới 16 bậc và đứng ở vị trí thứ 59 trên bảng xếp hạng 2010-2011 là một kết quả không tồi đối với Việt Nam. Xếp hạng này vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố cùng Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu ngày 9/9.
Các chuyên gia cũng chỉ ra nguy cơ đe dọa năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam là nhập siêu và lạm phát ở mức cao, gánh nặng thuế quan cũng như các rào cản thương mại vô hình khác.
Tuy nhiên, WEF vẫn giữ cáo nhìn tương đối sáng sủa về tình hình kinh tế Việt Nam, tương tự như Báo cáo về Môi trường kinh doanh được chính tổ chức này công bố hồi đầu tháng 6. Quan điểm này cũng tỏ ra lạc quan hơn nhiều so với Xếp hạng môi trường kinh doanh được tạp chí Forbes công bố cũng trong ngày 9/9, nơi mà Việt Nam tụt 5 bậc và xếp thứ 11 từ dưới lên trong số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010 - 2011 được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thực hiện tại 133 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả xếp hạng được xây dựng trên cơ sở 12 chỉ số thành phần, được chia thành 3 nhóm là các yêu cầu cơ bản, hiệu quả cải cách và sự phát triển của thị trường. Tại bảng xếp hạng năm nay, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Singapore lần lượt là 3 quốc gia có môi trường kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Mỹ tụt từ vị trí thứ 2 của năm ngoái xuống thứ 4, tiếp đó là Đức. 5 vị trí còn lại trong tốp 10 lần lượt thuộc về Nhật, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch và Canada. |
Theo VnExpress
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm tỉnh lỵ trên 60 km, có địa giới hành chính giáp ranh và hệ thống giao thông thuỷ, bộ thông thương với các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, huyện vùng cao Mai Châu là địa bàn có các hoạt động thương mại, dịch vụ khá đa dạng phong phú, với các hệ thống chợ phù hợp với nhu cầu giao lưu mua bán, trao đổi hàng hóa từng vùng miền.
(HBĐT) - "Muốn làm một nhà quản lý giỏi và thành công cần có được sự tín nhiệm, lòng yêu mến của nhân viên; phải biết tận tâm với lợi ích của cấp dưới; phải luôn chau dồi, học hỏi nâng cao trình độ, khả năng chuyên môn và phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp…”. Đó là tâm sự và cũng chính là những nỗ lực sống và làm việc của chị Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) Kỳ Sơn.
Trong hai ngày 8-9/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản trị khu vực công, Viện Phát triển châu Á tổ chức Hội thảo Quốc tế về tăng cường quản lý đầu tư, thúc đẩy hiệu quả đầu tư công nhằm chia sẻ các bài học kinh nghiệm quốc tế liên quan đến những chiến lược có thể giúp các quốc gia khác nhau nâng cao quản lý đầu tư công.
Sau ngày 1.9, được coi là “hạn giới nghiêm” quy định xử phạt kinh doanh thuốc lá lậu có hiệu lực. Thuốc lá lậu đã rút vào hoạt động bí mật, không công khai như trước
“Theo quan sát của cá nhân tôi, một số doanh nghiệp sữa ngoại lợi dụng thị trường Việt Nam đang có tiềm năng và cũng rất mới mẻ để tăng giá bất hợp lý. Điều quan trọng là chúng ta phải kiểm soát được giá sữa qua biên giới”.
Đây là nội dung được nêu trong dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.