Khi Mỹ thắt chặt pháp luật về phòng vệ thương mại, doanh nghiệp xuất khẩu khó có cơ hội thắng kiệnNgày 29-9 tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại (Hội đồng TRC) trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đã tổ chức hội thảo cảnh báo doanh nghiệp (DN) xuất khẩu về hàng loạt khó khăn mới phải đương đầu trước quyết định thắt chặt pháp luật về chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường của Bộ Thương mại Mỹ.
Mỹ thắt chặt phòng vệ thương mại sẽ làm cho xuất khẩu hàng VN vào Mỹ khó khăn hơn.
Trong ảnh: Sản xuất cá tra, cá basa xuất khẩu. Ảnh: THANH NHÂN
Tăng chi phí, giảm khả năng thắng kiện
Luật sư William H. Barringer của hãng luật Winston & Strawn - người đã tham gia vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của VN và đang làm hai vụ kiện lớn nhất ở Trung Quốc (TQ) - cho biết có 3 mục tiêu chính mà Mỹ đặt ra khi xây dựng chính sách thắt chặt luật về phòng vệ thương mại: Làm cho việc bỏ lệnh chống bán phá giá đối với một sản phẩm trở nên khó khăn hơn; tăng thêm tính phức tạp của các thủ tục khiến việc theo kiện đối với các bị đơn trở thành gánh nặng nhưng không tuân thủ đầy đủ sẽ bị áp dụng theo thực tế sẵn, biên độ phá giá tăng lên; tăng tính bất định của các vụ điều tra khiến mức thuế tăng lên trong các đợt rà soát. Chẳng hạn, trong vụ kiện cá tra, đợt rà soát hành chính lần 5, DN được hưởng mức thuế suất bằng 0 nhưng kỳ 6 thì kết quả sơ bộ mức thuế suất lên đến 136% giá trị hàng hóa.
Tóm lại, chính sách này sẽ khiến các nước xuất khẩu tăng chi phí nhưng khả năng thắng kiện gần như bằng 0. “Kinh nghiệm của tôi là sẽ có nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại hơn đối với DN VN. Vụ kiện đầu tiên của VN với sản phẩm cá tra sẽ càng khó hơn vì đã qua kỳ rà soát cuối cùng nhưng chưa thoát khỏi lệnh áp thuế” – luật sư William H. Barringer nói. Ngoài ra, đối với VN, lợi thế đồng tiền yếu trong định giá xuất khẩu cũng bị mất đi vì đặc điểm nền kinh tế phi thị trường. Ví dụ trong vụ kiện tôm, Mỹ chọn nước thứ ba khi lấy định mức sản xuất nhân giá trị để ra giá thành tính thuế thay vì điều tra tại DN VN.
Thận trọng với đầu tư từ Trung Quốc
Luật sư William cảnh báo: Đối với nhà sản xuất Mỹ, VN là mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai vì một số nhà đầu tư TQ đã chuyển hướng đặt nhà máy tại VN. Trong thực tế, sau những vụ kiện chống lại mặt hàng máy điều hòa nhiệt độ, đồ gỗ, móc áo bằng thép... của TQ, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của VN tăng đột biến. Cục Quản lý cạnh tranh cho biết từ tháng 7 năm nay, Mỹ đã có thông báo chính thức điều tra vụ việc liên quan đến sản phẩm móc áo bằng thép.
Theo đó, cáo buộc VN bán phá giá vào Mỹ sản phẩm của TQ vì mặt hàng có tương đồng vật lý với hàng hóa nhập khẩu ở TQ, nguyên vật liệu chính của TQ, giá trị gia tăng của VN không cao nhưng tăng đột biến về số lượng xuất khẩu vào Mỹ ngay sau khi TQ bị áp thuế chống bán phá giá. Các hình thức chuyển tải này hợp pháp về đầu tư nhưng bất hợp pháp về xuất xứ. Ví dụ, có mặt hàng điều tra cho thấy năng lực sản xuất của VN năm 2009 chỉ đạt 5.000 chiếc nhưng xin cấp 15.000 giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Các hình thức chuyển tải được sử dụng là làm giả C/O, lắp ráp ở VN, có nhà máy ở VN thuê nhân công VN nhưng chỉ lắp ráp, chưa đủ tiêu chuẩn cấp C/O nhưng vẫn xin cấp C/O. Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh cũng cảnh báo hiện tượng tương tự có thể xảy ra đối với xe đạp VN tại thị trường châu Âu khi EU vừa công bố dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp xuất khẩu của VN.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng TRC, cho biết những DN TQ bị áp thuế bán phá giá chắc chắn sẽ chuyển đầu tư vào VN và một số thị trường khác. Do đó, VN phải hết sức thận trọng tiếp nhận đầu tư từ TQ. Cách tốt nhất là liên hệ với Hội đồng TRC để được tư vấn mặt hàng nào nên nhận đầu tư.
Theo Báo NLĐ
Cần giữ thị trường tiền tệ ổn định lâu dài, quản lý ngoại tệ chặt chẽ và nghiêm ngặt. Với mục tiêu kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước VN đã 2 lần điều chỉnh tăng tỉ giá USD trên thị trường liên ngân hàng. Mặc dù tỉ giá đã tăng khá mạnh nhưng bài “thuốc” đó vẫn tỏ ra chưa hiệu nghiệm, bởi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng chậm và nhập siêu vẫn rất cao.
Các mặt hàng như gạo, thịt, sữa… tại các chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt tăng giá. Mức tăng phổ biến từ 5-15% tùy từng mặt hàng. Tuy nhiên, mức tăng mạnh nhất là gạo, các loại thịt (tăng 10-15%).
Biến đổi khí hậu, đất nông nghiệp thu hẹp..., hàng loạt thách thức an ninh lương thực toàn cầu đã đặt ra cho Việt Nam sự lựa chọn bức thiết: Đưa vào sản xuất đại trà thực phẩm chuyển gen (GMF) để nâng cao năng suất.
(HBĐT) - Ngày 28/9, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam đã tổ chức khai trương văn phòng tổng đại lý BHNT tại Tiểu khu 7, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.
(HBĐT) - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, thời gian qua, Chi cục quản lý thị trường tỉnh đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định vai trò trong công tác bình ổn thị trường, không để xảy ra các hiện tượng đầu cơ, ép giá gây rối loạn thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Nhờ bám sát vào các phong trào, chương trình trọng tâm của công tác Hội các cấp, Hội Phụ nữ huyện Kỳ Sơn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.