Mía tím Cao phong được nhiều khách hàng trong nước ưa chuộng.
(HBĐT) - Những năm qua, nông nghiệp huyện Cao Phong đã có những bước tiến vượt bậc. Nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến được áp dụng vào sản xuất, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất cam, mía, cây ăn quả có múi hàng hóa trong khi an ninh lương thực vẫn được đảm bảo. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của những cán bộ phòng NN&PTNT.
Ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Phòng có 16 cán bộ, trong đó 15 người có trình độ ĐH, CĐ. Với chức năng nhiệm vụ được giao là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước về các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, PCLB, công tác dân tộc, Dự án 472 và một số dự án khác. Bám sát nhiệm vụ đó, phòng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn. Xây dựng nội qui, qui chế cụ thể trong cơ quan, đổi mới phương pháp làm việc theo hướng khoa học, tích cực. Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng nội dung chuyên môn gắn với công tác thi đua khen thưởng. Tuyên truyền, vận động cán bộ tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua của huyện, tỉnh. Hàng tháng, quí, năm đều tổ chức họp bình xét và đăng kí thi đua với các mục tiêu cụ thể. Các hội, đoàn thể cùng phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng cơ sở vững mạnh.
Từ cách tổ chức đó, cán bộ trong phòng phụ trách các xã đã bám sát cơ sở, trực tiếp giúp nhân dân phòng trừ dịch bệnh, ứng dụng tiến bộ KHKT vào thực tiễn sản xuất. Thực hiện đều đặn, nghiêm túc chế độ báo cáo tiến độ sản xuất theo tuần, tháng sát thực. Qua đó, kịp thời phát hiện, tham mưu, đề xuất cho huyện giải quyết những vấn đề mới phát sinh một cách đúng, trúng, hiệu quả. Phòng đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm. Đồng thời, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt kế hoạch đề ra như đề án phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có múi, đề án chăn nuôi, phát triển kinh tế rừng. Trong 3 năm qua, phòng đã mở 26 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa cho gần 1.000 hộ; 8 lớp phòng trừ sâu bệnh hại ngô cho 248 lượt hộ; tập huấn nâng cao năng lực giám sát, báo cáo, chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp cho 400 lượt cán bộ xã, xóm; hỗ trợ triển khai mô hình chăn nuôi lợn thịt cho 270 hộ. Ngoài ra, phòng còn mở các lớp tập huấn phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, cây trồng vụ đông bằng thình thức chiếu video để nhân dân dễ hiểu, dễ tiếp thu và áp dụng vào thực tế. Nhờ đó, nhận thức của nông dân về sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm đều tăng, riêng năm 2009 đạt 15.325,42 tấn; đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt, nâng cao được chất lượng, sản lượng thịt với 27.452 con trâu, bò, lợn và 174.650 con gia cầm; diện tích nuôi trồng thuỷ sản, cá lồng phát triển được 91,5 ha, sản lượng thu hoạch đạt 115 tấn; độ che phủ rừng đạt 53%. Huyện đã bước đầu hình thành được vùng sản xuất cam, mía, cây ăn quả có múi hàng hoá. Thương hiệu cam, mía tím Cao Phong đã được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và ưa chuộng. Công tác triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất, trợ giúp pháp lý, xây dựng CSHT, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân các xã vùng ĐBKK được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Với những kết quả đạt được, phòng NN&PTNT được coi là nhân tố quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp của huyện Cao Phong. Nhiều năm liên tục, phòng được UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.; chi bộ Đảng đạt TCCSĐ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Năm 2009, phòng tiếp tục được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
Cẩm Lệ
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 9/2010, với giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 574.000 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ năm trước (cùng kỳ đạt 6,5%) và cao hơn so với kế hoạch năm (12%), công nghiệp được đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội đánh giá, trong năm 2010, các tổ chức kinh tế nhà nước đã khắc phục khó khăn đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh song hành với tiết kiệm, chống lãng phí, nên số thu ngân sách tăng trên 29% so với năm 2009.
(HBĐT) - Ngày 30/9, tại Hội trường UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Quản lý đất đai và địa chất Việt Nam. Tới dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Doãn Mậu Diệp, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và cán bộ công tác trong ngành TNMT trong tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự toán chi năm 2010 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2010”, tỉnh Hoà Bình được bổ sung tổng kinh phí 33,58 tỷ đồng. Đây là mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương, địa phương có trách nhiệm huy động bổ sung thêm ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác (nếu cần thiết) để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Đề án.
(HBĐT) - Đối với Công ty CP Tư vấn xây dựng giao thông - đơn vị có bề dày truyền thống trong lĩnh vực tư vấn khảo sát thiết kế công trình giao thông, bài học kinh nghiệp được đúc thành công trong những năm đổi mới là không ngừng chăm lo xây dựng đội ngũ, đầu tư và tiếp cận với công nghệ mới, phát huy trí tuệ của tập thể, thực hiện phương châm "tiến độ - chất lượng - hiệu quả”, khẳng định uy tín trong bằng chất lượng tư vấn, khảo sát các dự án công trình giao thông.
(HBĐT) - HTX sản xuất vật liệu xây dựng (SXVLXD) Đoàn Kết, thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn được thành lập và đi vào hoạt động năm 1998 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất gạch ngói nung; trồng cây công nghiệp, rau màu các loại; nuôi thả cá.