Dù đã có quy định về việc niêm yết đúng giá thuốc nhưng thực tế, người dân vẫn phải mua thuốc với giá “trên trời”. Không nằm ngoài dự báo của tổ điều hành thị trường trong nước, dược phẩm có thể tăng giá trong tháng 10 và những tháng cuối năm. Dù đã biết trước tình hình và ra nhiều văn bản nghiêm cấm tự nâng giá bán lẻ thuốc nhưng khi đến tay người tiêu dùng, thuốc vẫn đều đặn tăng giá.

Tăng theo thiên tai, dịch bệnh
 
Theo nhiều chủ hiệu thuốc tư nhân, một số loại thuốc tiếp tục có sự điều chỉnh giá trong những ngày qua. “Thuốc cũng như các loại hàng hóa khác nên việc điều chỉnh giá là điều dễ hiểu.
 
Nhưng thay vì ào ào tăng giá như các mặt hàng thực phẩm trong một thời điểm, thuốc tăng theo kiểu nhỏ giọt nhưng đều đặn”- chị Hằng (chủ một hiệu thuốc trên phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội) cho biết. Theo chị Hằng, thuốc không chỉ tăng giá vào dịp cuối năm mà còn tăng giá theo thiên tai, dịch bệnh!
 
 
Giá thuốc thay đổi từng ngày đã tăng thêm gánh nặng cho người bệnh


Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh dược VN cho biết trong 9 tháng qua, giá thuốc có biến động nhẹ. Khảo sát tại khu vực Hà Nội cho thấy 377/58.674 lượt mặt hàng tăng giá với mức tăng trung bình 5,32% và 166/36.294 lượt mặt hàng giảm giá với mức giảm trung bình 4,5%.
 
Trong khi đó, tại TPHCM, khảo sát 8.000 lượt mặt hàng cũng phát hiện khoảng 5% lượng mặt hàng có điều chỉnh tăng/giảm giá. Lý do thuốc tăng giá vẫn là những điệp khúc cũ như: tỉ giá đồng USD tăng, vàng tăng, ngành dược phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài...
 
Niêm yết giá: Làm cho có
 
Không chỉ chuyện tăng giá mà quy định niêm yết giá cũng trong tình trạng nơi làm, nơi không. Theo quy định của liên bộ Y tế - Tài chính, giá bán lẻ các loại thuốc phải được thông báo đến người tiêu dùng bằng cách in, dán lên bao bì bên ngoài của hộp thuốc và không được cao hơn giá niêm yết.
 

Đừng chê thuốc nội

Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, trong khi thuốc ngoại giá cao thì tại sao người dân không mua thuốc sản xuất trong nước vì giá chỉ bằng 1/3 so với thuốc ngoại nhưng chất lượng thì chẳng khác bao nhiêu. Bà Lan cho rằng Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích tiêu thụ thuốc nội, hạn chế nhập khẩu thuốc ngoại... để góp phần ổn định giá dược phẩm trên thị trường.

Ng.Thạnh

Quy định này được cho là biện pháp giúp người bệnh mua được thuốc đúng giá nhưng thực tế, người dân vẫn phải mua thuốc với giá “trên trời”. Anh Nguyễn Thành Trung (ngụ phố Mai Động, quận Hoàng Mai – Hà Nội) bức xúc: “Cũng là thuốc Ventolin, khi mua ở hiệu thuốc trên phố 8-3 thì chỉ 77.500 đồng/vỉ nhưng mua ở nơi khác giá đã “nhảy lên” 97.500 đồng/vỉ. Khi tôi thắc mắc, chị bán hàng nói thuốc bán đúng giá niêm yết, tôi nhìn thì thấy đúng giá niêm yết thật”!
 
Không chỉ chuyện mỗi nơi niêm yết giá thuốc một kiểu mà nhiều cửa hàng còn phớt lờ quy định niêm yết giá. Hiện tượng này khá phổ biến ở những hiệu thuốc nằm sâu trong các con phố nhỏ. Thậm chí, ở đây giá thuốc được niêm yết theo kiểu chung chung và khi bị thắc mắc thì nhân viên giải thích: “Hàng mới về nên chưa kịp làm giá”!
 
Khó can thiệp!
 
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết cơ quan này vẫn thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cửa hàng tân dược, trong đó có kiểm tra việc niêm yết giá, nguồn gốc hóa đơn, chứng từ... “Với những vi phạm liên quan đến niêm yết giá, nhà thuốc sẽ bị phạt từ 200.000 đồng – 500.000 đồng hoặc thu hồi giấy phép. Còn việc cùng một loại thuốc nhưng mỗi cửa hàng niêm yết một giá thì chúng tôi không can thiệp được”- ông Cường thừa nhận.
 
Theo ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược VN - Bộ Y tế, dự thảo sửa đổi quản lý về giá thuốc (đang được lấy ý kiến) sẽ áp dụng quy định về thặng số bán buôn toàn chặng đối với thuốc cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh do ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
 
Hình thức quản lý này chỉ cho phép một thặng số lãi trần từ nhập khẩu, sản xuất đến bán buôn. “Thặng số này sẽ khiến tầng nấc trung gian mua bán thuốc ảo phải thu lại” – ông Cường nhận định.
 
                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục