Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2013 nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng xuất khẩu, bảo đảm an toàn tài chính.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu của chương trình là đến cuối năm 2013, 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Đây là loại hình bảo hiểm nhằm cung cấp bồi thường tài chính về các khoản nợ khó đòi theo các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu phát sinh do rủi ro thương mại hoặc rủi ro chính trị trong giao dịch thương mại quốc tế.

Chính phủ khuyến khích các thương nhân xuất khẩu tích cực tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đồng thời, khuyến khích thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với hai nhóm hàng. Nhóm 1 gồm 9 nhóm mặt hàng: Thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, sắn và các sản phẩm từ sắn.

Nhóm 2 gồm 14 nhóm mặt hàng: Dệt may; giày dép; điện tử và linh kiện máy tính; gốm sứ; thủy tinh; mây tre cói và thảm; sản phẩm gỗ; sản phẩm chất dẻo; dây điện và cáp điện; xe đạp và phụ tùng; túi xách, vali, mũ, ô dù; sản phẩm từ sắt thép; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải.

Việc thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được áp dụng từ ngày 5.11.2010.

                                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Siêu thị Định Nhuận chuẩn bị các mặt hàng phục vụ tiêu dùng những tháng cuối năm.
Ngân hàng sẽ tăng cung ngoại tệ ra thị trường để ổn định giá.

Thiệt vì đô la hóa

Trong cơn sốt ngoại tệ diễn ra trên thị trường, người dân gặp phiền toái bởi nhiều dịch vụ, hàng hóa yêu cầu chỉ thanh toán bằng USD hoặc nhận VNĐ theo giá trị quy đổi tại thời điểm giao dịch

Để lạm phát dưới 10%: Tín hiệu thắt chặt tiền tệ

Tăng các mức LS do NHNN công bố; không đặt cao vấn đề tăng trưởng tín dụng; hạn chế cho vay bằng ngoại tệ... Những quyết định mà NHNN đưa ra ngay trong 5 ngày đầu tháng 11 cho thấy tín hiệu thắt chặt tiền tệ đã được đưa ra khá rõ ràng.

Khai thác hiệu quả tiềm năng thủy sản

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có tiềm năng khá lớn để phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Tỉnh có 136 hồ chứa thủy lợi diện tích từ 5 ha trở lên, trên 8.000 ha mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình cùng các sông, suối, khe lạch, ao, hồ có thể đưa vào khai thác để nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, tỉnh có hệ thống loài cá phong phú, đa dạng với các loại cá truyền thống như: chắm, trôi, mè, chép, rô phi đơn tính. Tỉnh còn có nhiều giống cá có giá trị kinh tế cao như: lăng, dầm xanh, anh vũ... được ưa chuộng trên thị trường.

Phụ nữ Lương Sơn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình

(HBĐT) - Xác định mục tiêu phát triển kinh tế xoá đói- giảm nghèo nhằm cải thiện, nâng cao đời sống cho hội viên, Hội Phụ nữ huyện Lương Sơn đã đưa phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” là nhiệm vụ trọng tâm.

Khi đường cao tốc qua bản: Hậu thu hồi đất

(HBĐT) - Xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn có 5/8 xóm là Trung Mường 1, Trung Mường 2, Cun, Rợn, Mùn 5 bị thu hồi đất nông nghiệp và đất thổ cư để xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - TP. Hòa Bình.

Tập huấn triển khai quy định mới về hoá đơn hàng hoá, cung ứng dịch vụ

(HBĐT) - Ngày 5/11, Cục Thuế tỉnh tổ chức tập huấn triển khai thực hiện Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bán hóa đơn hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Dự tập huấn có trên 300 giám đốc, kế toán của doanh nghiệp do Cục thuế quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục