Miền núi và trung du phía bắc đang đối mặt với việc thiếu nước do hậu quả nghiêm trọng của đợt hạn hán trong năm 2010. Mực nước ở các hồ chứa đang ở mức báo động đỏ, các kênh mương nội đồng đang khô nứt do thiếu nước chứa. Các địa phương đang gấp rút triển khai mọi phương án chống hạn cho vụ lúa chủ lực này.
Báo động các hồ thuỷ điện
Theo nhận định của TT Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư (NCHMF), thời tiết từ đây đến cuối năm và đặc biệt là đúng thời điểm gieo cấy vụ đông xuân 2011 sẽ rất khắc nghiệt do khô hạn tiếp tục kéo dài. Đến hết năm 2010, dòng chảy các sông Bắc Bộ từ thượng lưu đến hạ lưu tiếp tục giảm nhanh và có khả năng nhỏ hơn mức trung bình nhiều năm (TBNN) từ 20 – 40%. Đăc biệt, lượng nước đến các hồ chứa lớn cũng thiếu hụt trầm trọng so với TBNN từ 10 - 47%, mức thiếu hụt tăng lên theo từng tháng. Theo dự báo, hồ Sơn La sẽ thiếu hụt so với TBNN 26%, hồ Hòa Bình là 45%, hồ Tuyên Quang là 24%... Cả vụ sẽ xảy ra 3 - 4 đợt rét đậm, rét hại với nền nhiệt độ dưới 15 độ. Đợt rét đậm đầu tiên sẽ xuất hiện sớm vào đầu tháng 12 và nguy hại hơn là kéo dài cho đến cuối tháng 2.2011.
Miền Bắc khẩn trương đối phó hạn hán vụ đông xuân. Ảnh: D.H |
Do thiếu nước nghiêm trọng phục vụ sản xuất, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã phải tính toán rất kỹ lịch trình đổ ải sao cho phù hợp nhất với thực tế mức chứa nước tại các hồ hiện nay. Toàn vụ sẽ có nguy cơ thiếu hụt khoảng 45 triệu mét khối nước (tương đương 22.000ha lúa). Trên cơ sở sử dụng tối đa thủy triều và phù hợp với canh tác của các địa phương, EVN sẽ tiến hành hai đợt xả chính ở 3 hồ thủy điện là Thác Bà, Tuyên Quang và Hòa Bình, đợt 1 từ ngày 27.1.2011 đến 2.2.2011, đợt 2 từ 8 đến 14.2.2011. Trong thời gian xả nước trên, EVN sẽ cố gắng duy trì mực nước hạ du sông Hồng tại trạm Hà Nội thường xuyên ở mức từ 2,2 mét trở lên và để duy trì mực nước đó, EVN sẽ phải xả 3,5 tỉ mét khối nước phục vụ cho việc lấy nước đổ ải.
Ráo riết chống hạn
Hiện các tỉnh miền Bắc có diện tích lúa tập trung lớn đang hết sức lo ngại trước tình trạng thiếu nước cho vụ lúa chủ lực. Tại Bắc Ninh, 100% diện tích sản xuất lúa (gần 41.000ha) phụ thuộc hoàn toàn vào bơm cấy động lực trực tiếp từ sông Hồng. Do khó điều tiết nước cho các vùng xa kênh mương, sông và hồ chứa, tỉnh Bắc Ninh đã lên kế hoạch xây dựng sớm một loạt các trạm bơm chính và trạm bơm dã chiến. Trước đó, tỉnh đã cho chuyển đổi một phần diện tích nông nghiệp sang cây trồng tạm. Tuy nhiên việc chuyển đổi đang rất chậm và khó triển khai được ngay trong vụ đông xuân này. Để đối phó tình hình, tỉnh quyết định sẽ không chờ lịch đổ ải của EVN mà sẽ chủ động đổ ải sớm hơn từ đầu tháng 1.2011. Các trạm bơm dã chiến sẽ bơm nước vào kênh chìm, ao hồ và vùng trũng. Kinh phí cho việc đối phó hạn hán vụ đông xuân ước tính lên đến 70 tỉ đồng.
Một số tỉnh như Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam... cũng đang tích cực thực hiện nạo vét khơi thông dòng kênh, bỏ trà xuân sớm, giống dài ngày và cấy 100% lúa xuân muộn, hỗ trợ tiền cho bà con nông dân mua giống lúa lai với diện tích trồng đảm bảo trên 50% toàn vụ... Tại Nam Định, việc gieo cấy sẽ được gói gọn trong tháng 2.2011 nhằm tránh thời điểm hạn nặng, đặc biệt là với các địa bàn có đất nhiễm mặn. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Tình hình điện nước cho vụ đông xuân 2011 rất căng thẳng, rét đậm kéo dài nên các tỉnh hết sức chủ động đối phó. Phải tính đến chuyện trữ nước sớm, hoàn thành kế hoạch nạo vét kênh mương. EVN phải giữ chế độ xả nước ổn định. Việc hỗ trợ kinh phí chống hạn sẽ được triển khai sớm nhất có thể. Trong đầu tuần tới, các tỉnh tập hợp thống kê cần bổ sung kinh phí bao nhiêu lên bộ để bộ sớm trình Chính phủ”.
Theo Báo laoodong
(HBĐT) - Chiều 26/11, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, chi nhánh Hòa Bình (BIDV Hòa Bình) đã tổ chức lễ trao giải đặc biệt chương trình tiết kiệm dự thưởng (TKDT) “ Rồng vàng Thăng Long”. Dự lễ trao giải có các đồng chí: Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí UVTV Tỉnh ủy: Hoàng Văn Đức, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Trần Văn Hoàn, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; các sở ngành, tổ chức cùng đông đảo khách hàng của BIDV.
(HBĐT) - Đi trên đường Thịnh Lang (TPHB), Dự án trọng điểm của tỉnh đang thi công dở dang khiến người tham gia giao thông có nhiều tâm trạng khác nhau. Vui vì khi hoàn thành đưa vào sử dụng đây sẽ là tuyến đường đẹp và hiện đại của khu vực bờ trái thành phố. Buồn vì tiến độ dự án bị kéo dài, đoạn thì đã đổ aphan, có đèn chiều sáng, vỉa hè thoáng đãng nhưng vẫn còn nhiều điểm ngổn ngang đất đá, rãnh nước, ổ gà, ổ voi. Bực vì không ít lần giao thông ùn tắc, có đoạn mưa lớn mặt đường biến thành ao và bức xúc hơn cả là tình trạng ô nhiễm do bụi từ việc thi công và quá trình vận chuyển đất, đá, cát, sỏi của các loại ôtô, công nông gây ra. Bao giờ đường Thịnh Lang hoàn thành? Câu trả lời vẫn đang bị bỏ ngỏ vì vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong tái định cư, đền bù GPMB chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.
(HBĐT) - Những năm qua, nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã đưa vào trồng cây đậu tương trên diện rộng nhưng hiệu quả kinh tế không cao, không chủ động giống trong sản xuất.
(HBĐT)- Ngày 25/11, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tổ chức tổng kết mô hình nông nghiệp hữu cơ, giai đoạn 2008 – 2010. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện; đại diện tổ chức ADDA (Đan Mạch), Viện Chiến lược chính sách, trường Cao đẳng NN & PTNT Bắc Bộ, các ngành liên quan và các xã thực hiện mô hình.
(HBĐT)- Ngày 22/11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2132 phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Thương mại và nhà ở tại thị trấn Lương Sơn, (Lương Sơn).
(HBĐT) - Theo giới thiệu của các ĐV-TN xã Hợp Thanh (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm gia đình anh Bạch Công Tiến ở xóm Gạo, anh kể: Sau khi đi bộ đội về, anh cũng đi làm ở một số nơi, lương tháng cũng được vài triệu đồng nhưng qua vài năm tích luỹ chẳng được bao nhiêu. Cuối cùng anh lại quay về quê hương với ý định sẽ tìm một nghề để làm ăn, phát triển kinh tế.