Các động thái quyết liệt của Bộ Công Thương liệu có thể làm giá cả dịp cuối năm không tăng đột biến?

Các động thái quyết liệt của Bộ Công Thương liệu có thể làm giá cả dịp cuối năm không tăng đột biến?

Liên tiếp trong 2 ngày 16 - 17.12, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính có những động thái quyết liệt để quản lý, điều hành và kiềm chế giá - nhất là dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

 

Tuy nhiên, điều mà người dân kỳ vọng là các cơ quan sẽ làm gì để kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời hiện tượng té nước theo mưa bằng việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu.

Quyết liệt bình ổn

Trong khi các DN kinh doanh xăng dầu đang lỗ nặng thì Bộ Công Thương ấn định một chủ trương nhất quán cho các DN là: Không tăng giá xăng dầu bán lẻ ít nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán. Thậm chí bộ này còn khẳng định nếu có hiện tượng cây xăng nào dừng bán, vi phạm quy định sẽ bị xử lý nghiêm, thậm chí có thể sử dụng biện pháp cao nhất là rút giấy phép vĩnh viễn đối với cây xăng đó. Cùng với mặt hàng này, mặt hàng sữa (diện quản lý giá) cũng được bình ổn hết năm 2010.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon. Theo đó, ngay từ ngày 17.12, mặt hàng này được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 2%. Đại diện bộ này khẳng định đây là động thái nhằm giảm sức ép đối với mặt hàng gas đang tăng đột biến về nhu cầu dịp cuối năm và dịp tết. Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra công điện khẩn gửi các chi cục QLTT tăng cường quản lý việc dự trữ hàng hóa, chống việc đầu cơ tăng giá, đẩy giá lên cao bất hợp lý.

Đặc biệt, Hà Nội cũng đã chủ trương nâng từ 360 điểm bán hàng bình ổn giá lên 1.000 điểm hoặc hơn nữa. Cụ thể, UBND TP.Hà Nội khẳng định để quyết liệt thực hiện bình ổn giá, Năm 2010, thành phố dự kiến tổng dự trữ hàng bình ổn giá gồm 6.400 tấn gạo, 2.080 tấn thịt, 800 tấn thủy sản, 1.200 tấn thực phẩm chế biến, 4.000 tấn rau quả, 240.000 lít dầu ăn, 240 tấn đường...

Cần ngăn chặn “té nước theo mưa”

Theo các chuyên gia, thị trường sẽ không có biến động lớn nếu như các biện pháp được thực hiện chặt chẽ. Cụ thể, sẽ chỉ có một lượng hàng hóa nhỏ tăng nhẹ do tỉ giá USD tăng. Còn lại, các yếu tố đầu vào như xăng dầu, điện, than... đều đã được bình ổn. Do vậy việc nơi này nơi kia tăng giá là không chính đáng.

Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá và đặc biệt là ngăn chặn hiện tượng té nước theo mưa là đặc biệt cần thiết. Trao đổi với báo giới sáng 17.12, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết: Từ ngày 1.1.2011 trong báo cáo thường kỳ (ngày, tuần, tháng) của sở tài chính sẽ phải bổ sung thêm nội dung về tình hình chuẩn bị hàng hóa phục vụ tết. Đồng thời đánh giá về khả năng cung ứng hàng hóa và việc thực hiện bình ổn giá tại địa phương.

Bộ Tài chính đã đưa ra 5 giải pháp trực tiếp về quản lý, điều hành giá. Trước mắt, trong dịp Tết Tân Mão và quý I/2011 sẽ giữ ổn định giá: Điện, than bán cho các hộ tiêu dùng lớn, khí, nước sạch... các dịch vụ công quan trọng như y tế, giáo dục. Sử dụng các công cụ phí, thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu và một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng hỗ trợ các DN kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đủ điều kiện, dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu bình ổn giá nhất là các thời điểm diễn ra lễ, tết...
 
 
                                                                                  Theo Laodong
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xóm Cha Long (Tòng Đậu) chăm sóc vụ đông
Giữ giá xăng dầu để bình ổn thị trường cuối năm.

WWF chào bán ASC

Điều WWF muốn đạt được trong đàm phán với VN là “chào bán” bằng được chứng nhận về nuôi cá tra bền vững - ASC

Bảo đảm cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn thị trường Tết Tân Mão

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 315/TB-VPCP, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ kịp thời, có hiệu quả các khó khăn vướng mắc trong khâu sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ thiết yếu dịp Tết Nguyên đán; nhất là tại các vùng, địa phương bị bão, lụt vừa qua.

Lãi suất huy động tiền Việt Nam không được vượt quá 14%/năm

Để tránh tình trạng "phá rào", Chủ tịch, Tổng Thư ký và các thành viên Hiệp hội Ngân hàng VN chính thức đề nghị NHNN với chức năng quản lý nhà nước của mình thực hiện giám sát các NHTM trong việc thực hiện cam kết đồng thuận lãi suất. Mức lãi suất huy động VND bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức theo cam kết đồng thuận của các NHTM không vượt quá 14%/năm.

Mái nhà chung của phụ nữ yêu thổ cẩm Mường

(HBĐT) - “Tôi yêu mến nét hoa văn tinh tế trên trang phục của người phụ nữ dân tộc Mường và cảm thấy xót xa khi một nét văn hoá đặc sắc như nghề dệt thổ cẩm lại trở nên mờ nhạt trong đời sống của người dân bản địa. Đó là lý do vì sao tôi dồn tâm huyết vào hoạt động của HTX Dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn…”.

Được sử dụng hóa đơn mua đến hết tháng 3.2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn gia hạn việc sử dụng hóa đơn mua đến hết tháng 3.2011 cho các doanh nghiệp.

Bất hợp lý thuế thu nhập cá nhân: “Nắm tóc” người làm công ăn lương

Không chỉ bất hợp lý về ngưỡng chịu thuế , chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay chủ yếu chỉ “nắm người có tóc” là những đối tượng làm công ăn lương, rất nhiều người có thu nhập cao khác đã lách thuế bằng nhiều cách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục