Lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp kể từ khi gia nhập WTO tháng 1.2007.
Vinashin bị phanh phui những khoản nợ khổng lồ, “cơn sốt” trên thị trường vàng, ngoại tệ và lãi suất, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam bị “bác bỏ”… đều là những sự kiện kinh tế nổi bật trong năm 2010 do Laodong.com.vn bình chọn.
1. Quốc hội bác bỏ Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
Việc bỏ phiếu dừng triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam của quốc hội đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của dư luận. Dư luận cho rằng khi còn rất nhiều công trình quan trọng đang cần vốn, thì việc triển khai một dự án với số tiền ước tính trên 56 tỷ USD là một việc làm lãng phí.
Dư luận cho rằng, quyết định bác bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là một quyết định lịch sử của Quốc hội. |
Dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM đưa ra hai phương án và cả hai đều không nhận được sự đồng thuận của quá nửa số đại biểu quốc hội.
Đa số các đại biểu cho rằng dự án đường sắt cao tốc chi tiêu một số tiền rất lớn, bằng 50% GDP của cả nước và gấp hai lần rưỡi ngân sách cả nước, điều này sẽ tạo gánh nặng nợ nần cho hậu thế. Việc bác một dự án do Chính phủ trình rất hiếm xảy ra trong lịch sử Quốc hội và dư luận cho rằng, đây là một quyết định lịch sử.
2. Việt Nam kiện Mỹ áp thuế chống bán phá giá
Ngày 1.2.2010, Việt Nam đã khởi xướng vụ kiện tranh chấp lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp kể từ khi gia nhập WTO tháng 1.2007.
Lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp kể từ khi gia nhập WTO tháng 1.2007. |
Kết quả cuối cùng của vụ kiện sẽ được Ban Hội thẩm phiên tòa công bố vào tháng 4.2011. Ban hội thẩm cũng sẽ có các báo cáo tường trình gửi cho 2 bên trong tháng 1 và tháng 2 tới.
3. Vinashin và khoản nợ khổng lồ
Trong bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải gửi tới các đại biểu Quốc hội ngày 19.10 đã nêu, năm 2009, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) đã kinh doanh thua lỗ tới 1.600 tỷ đồng. Năm 2010, dự kiến sẽ tiếp tục thua lỗ. Đến tháng 6.2010, tổng số nợ của tập đoàn là 86.000 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn khoảng 45.000 tỷ đồng, nợ đến hạn phải trả là 14.000 tỷ đồng. Tính chung, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lên đến gần 11 lần, khiến tập đoàn rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, tập đoàn đã không báo cáo trung thực về thực trạng của mình, trong năm 2009 vẫn báo lãi 750 tỷ đồng và quý I năm nay vẫn báo lãi gần 100 tỷ đồng. Nguyên nhân của món nợ khổng lồ này là do đầu tư dàn trải, quản lý tài chính, công nợ, dòng tiền... còn hạn chế, yếu kém.
Vụ Vinashin đặt ra nhiều câu hỏi cho việc quản lý, đầu tư của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước. |
Chủ tịch tập đoàn, Tổng giám đốc và một số người có liên quan đã bị bắt. Vụ Vinashin đặt ra nhiều câu hỏi cho việc quản lý, đầu tư của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Liên quan đến vấn đề trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém nêu trên…”.
4. Bôxit Tây Nguyên vẫn “nóng”
Sau sự cố bùn đỏ tại Hungary ngày 5.10.2010, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng nhiều nhà khoa học và những người nổi tiếng đã gửi một bản kiến nghị ngừng khai thác bôxit Tây Nguyên lên các cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, các nhân sĩ cho rằng, khai thác bôxit tại Tây Nguyên cần phải được nghiên cứu lại để không xảy ra những thảm họa môi trường và an ninh quốc phòng.
Sau sự cố bùn đỏ tại Hungary, vấn đề bôxit Tây Nguyên lại một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự. |
Bộ trưởng Bộ Công Thương và lãnh đạo Tập đoàn Than-Khoáng sản (TKV) cùng trấn an dư luận và khẳng định dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao và không xảy ra thảm họa môi trường. Sau sự cố bùn đỏ tại Hungary, TKV đã phối hợp cùng các bộ ngành thành lập các Đoàn khảo sát, nghiên cứu, rút kinh nghiệm… Tuy nhiên, các đại biểu quốc hội cũng như dư luận vẫn chưa thực sự thỏa mãn với những lý giải này và chắc chắn vấn đề bôxit Tây Nguyên còn tiếp tục làm “nóng” nghị trường.
5. Giá vàng, USD “nhảy múa”
Giá vàng trong nước và đồng USD liên tục gây ra cuộc “bạo loạn” trên thị trường trong năm qua. Ngày 21.6, khi giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 1.265 USD/ounce, giá vàng trong nước cũng tăng mạnh và lập kỷ lục với 28,75 triệu đồng/lượng, mức cao nhất kể từ cơn sốt vào tháng 11.2009. Tuy nhiên, thời điểm tháng 10 và 11 vàng tiếp tục tạo ra những “cơn bão giá” trên thị trường, đỉnh điểm của mức giá kỷ lục mới là 38,20 triệu đồng/lượng vào ngày 9.11. Đồng thời mức giá này cao hơn giá vàng thế giới đến gần 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng và USD cùng liên tục tạo nên cơn “bão giá” trong năm 2010. |
Một phần của cơn bão giá là do giá vàng thế giới tăng cao, tuy nhiên Thống đốc NHNN khẳng định có sự thao túng của giới đầu cơ. Để bình ổn thị trường của giá vàng, NHNN ra quyết định cho phép nhập khẩu thêm vàng và đánh thuế cao đối với vàng xuất khẩu nhằm hạn chế vàng chảy ra thị trường nước ngoài.
Giá USD cũng liên tục gây “sóng” trên thị trường. Cuối tháng 9, giá USD tự do vượt mốc 20.000 đồng/USD, đến ngày 4.11, mốc mới được xác lập là 21.000 đồng/USD và đầu tháng 12 đạt mốc cao nhất 21.600 đồng/USD.
6. Lãi suất “náo loạn”
Mặc dù các ngân hàng đồng thuận mức lãi suất huy động là 12%/năm nhưng ngay sau đó, nhiều ngân hàng đã liên tục nâng lãi suất vượt mức này. Đặc biệt, hình thức thỏa thuận ngầm lãi suất với khách hàng khiến có lúc lãi suất lên 16%/năm.
Lãi suất huy động đã liên tục biến động mạnh ở thời điểm cuối tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua. |
Thị trường náo loạn vào ngày 7.12 khi ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) công khai áp dụng chương trình “3 ngày vàng” với lãi suất 17%/năm. Điều này khiến lãi suất một số ngân hàng “kéo” lên 18%/năm, gây mất ổn định thị trường tài chính, tiền tệ. Ngay sau đó, NHNN có cảnh cáo và yêu cầu các ngân hàng đồng loạt cam kết, áp dụng lãi suất huy động tối đa là 14% /năm; tổng lãi suất qua quy đổi các chương trình khuyến mại, cộng thưởng đi kèm tối đa là 15%/năm.
Lần này, NHNN cũng mạnh tay “trừng trị” đối với những vi phạm, một số cán bộ ngân hàng đã bị cảnh cáo, thậm chí yêu cầu cách chức vì bị phát hiện vẫn huy động vốn với lãi suất cao.
7. Khởi tố hình sự hành vi làm giá chứng khoán
Bộ Luật Hình sự sửa đổi, quy định tội danh hình sự liên quan chứng khoán chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2010. Và trong năm nay, cơ quan chức năng lần đầu tiên khởi tố một vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt giam ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc Cty cổ phần Dược Viễn Đông (mã CK: DVD) để điều tra hành vi thao túng giá chứng khoán. Tiếp đó là một loạt nhân sự cấp cao của DVD cũng bị bắt
Ông Lê Văn Dũng và một số đối tượng liên quan đã bị khởi tố hình sự vi làm giá chứng khoán . |
Theo cơ quan điều tra, ông Lê Văn Dũng cùng một số người khác đã lập nhiều tài khoản, thông đồng thực hiện việc mua, bán cổ phiếu của Cty CP Dược phẩm Hà Tây (DHT) tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu DHT. Đồng thời, ông Lê Văn Dũng cùng một số đối tượng khác còn thực hiện kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD. Theo đó cung cấp một số thông tin không đúng thực tế nhằm chào bán cổ phiếu của DVD ra công chúng.
Vụ việc này khiến các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ giúp thị trường chứng khoán trở nên minh bạch, lành mạnh hơn.
8. Đòi lại công bằng cho cá tra Việt Nam
Cá tra Việt Nam, một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta bị Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) tại châu Âu đưa vào danh sách đỏ đã gây nên sự lo lắng và phản ứng mạnh mẽ từ phía Việt Nam.
WWF quốc tế thừa nhận sai sót trong việc đưa cá tra của Việt Nam vào “danh sách đỏ”. |
Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã mời đại diện quỹ WWF các chuyên gia khác đến Việt Nam để tiếp cận thực tiễn nhằm có được những đánh giá đúng đắn.
Sau những nỗ lực để chứng minh, ngày 15.12, đại diện WWF quốc tế thừa nhận sai sót trong việc đưa cá tra của Việt Nam vào “danh sách đỏ” và hứa sẽ đưa ngay cá tra ra khỏi danh mục này đồng thời khuyến cáo người dân tiếp tục sử dụng cá tra.
Theo Bao LĐ
(HBĐT) - Theo đánh giá của Chi cục Thủy lợi, mùa mưa năm 2010 kết thúc sớm, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm dẫn đến lượng nước trên các lưu vực sông, suối, hồ, đập thủy lợi trong toàn tỉnh đạt thấp. Nguy cơ thiếu nước tưới cho sản xuất vụ đông - xuân khó tránh khỏi nếu nông dân không sử dụng nước tưới tiết kiệm, hiệu quả.
(HBĐT) - Theo dự báo khí tượng thuỷ văn, sản xuất nông - lâm nghiệp vụ xuân năm 2011 sẽ phải đối mặt với hạn hán gay gắt và thời tiết rét đậm, rét hại, rét sớm hơn trung bình nhiều năm, diễn biến về nhiệt độ, lượng mưa khó lường. Trước tình hình đó, huyện Lương Sơn đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai chống hạn, chống rét ngay từ đầu vụ. Đồng thời đưa công tác chống hạn, chống rét bảo vệ sản xuất vào nhiệm vụ trọng tâm của tháng 12 và quý I/2011.
(HBĐT) - Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình được thành lập từ năm 2001, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải hành khách và kinh doanh xe máy. Nhờ đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty đã xây dựng được thương hiệu “ Bình An”.
(HBĐT) - Ngọc Lương là xã còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thuỷ với hơn 20% dân số thuộc diện hộ nghèo. Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của người dân, Ngọc Lương đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cấy trồng hiệu quả, từng bước xoá đói - giảm nghèo.
Vì kỳ vọng sóng sẽ nhiều trong năm 2011 nên sau một đợt điều chỉnh ngắn, thị trường lại nhen nhóm sóng mới, làm cho dòng tiền tiếp tục hút vào chứng khoán
Hôm qua 28-12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân hàng năm 2010, định hướng nhiệm vụ năm 2011. Tính đến hết tháng 12-2010, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng ước tăng 29,81% so với cuối năm 2009. Sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt của NHNN, lãi suất huy động và cho vay VND của các ngân hàng thương mại đã giảm dần.