Chỉ có 7.000m2 trồng khoảng 45 nghìn cây mía tím, gia đình ông Đinh Công Làn ở xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) thu hoach tới 270 triệu đồng.
(HBĐT)- Thật tình cờ, chúng tôi đến thăm nhà ông Đinh Công Làn ở xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đúng lúc thương lái từ thành phố Hòa Bình lên mua mía tím. Nhà ông trồng 7.000m2 với khoảng 45 nghìn cây mía tím. Khách hàng trả 6.000 nghìn đồng/cây tại vườn và gia đình ông thu hoạch từ vườn mía khoảng 270 triệu đồng. Trừ chi phí sản xuất còn lãi ròng gần 200 triệu đồng. Đây là năm thứ hai gia đình ông Đinh Công Làn thắng lớn từ cây mía tím. Hiện, cùng với việc thu hoạch sản phẩm, gia đình ông trồng thêm 1,3ha nâng diện tích mía lên 2 ha trong năm 2011.
Chủ tịch UBND xã Bùi Ngọc Đàn cho biết, là xã thuần nông nhưng việc cấy lúa ở Mỹ Hòa không được ổn định do có những khó khăn trong việc bảo đảm nước tưới. Năng suất lúa hằng năm chỉ đạt khoảng 45 tạ/ha. Để chủ động đối phó với những biến đổi của thời tiết, nhất là tình trạng hạn hán kéo dài, trong 3 năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân chuyển những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây chịu hạn, trong đó tập trung vào cây mía tím. Năm 2010, toàn xã đã trồng được 230 ha mía tím, là xã có diện tích mía tím cao nhất huyện Tân Lạc. Hiện, toàn bộ diện tích mía tím ở Mỹ Hòa đang cho thu hoạch khá cao.
Chủ tịch UBND xã Bùi Ngọc Đàn cho biết thêm, thống kê sơ bộ hiện đã có 50 hộ dân có số thu từ 200 - 300 triệu đồng từ cây mía tím. Gia đình các ông Đinh Văn Thọ và Nguyễn Văn Chúc (xóm Đon); Bùi Văn Thiện, Nguyễn Văn Hướng và Bùi Văn Thiện (xóm Chù Bụa)... còn kết hợp trồng mía, cam với thả gà đồi có thu nhập cao hơn. Bình quân mỗi hộ dân ở Mỹ Hòa trồng 0,3ha mía tím có thu nhập 40 - 50 triệu đồng. Theo đó, đời sống của người dân Mỹ Hòa từng bước được cải thiện; kinh tế - xã hội của địa phương phát triển ổn định. Mỹ Hòa đã xóa được hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn dưới 15%.
Mặt khác, cây mía tím thường thu hoạch vào vụ đông nên bà con lại dùng ngọn, lá mía làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò trong mùa đông giá rét. Theo đó, đàn trâu, bò hơn 1.000 con của xã không bị đói, rét và được bảo vệ an toàn trong mùa đông.
Từ thắng lợi của hai vụ mía tím khẳng định sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Mỹ Hòa đã đi đúng hướng. Dự kiến năm 2011, Mỹ Hòa sẽ trồng khoảng 300 ha mía tím và 40 ha mía trắng cung cấp cho Công ty mía đường Hòa Bình với nhiều hứa hẹn tốt đẹp.
Thành
(TTV)
(HBĐT) - Thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) là cửa ngõ của tỉnh, liền kề với Thủ đô Hà Nội, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp của một địa bàn thông thương, giao lưu mở rộng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền là yếu tố quan trọng trong thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. Hơn một năm qua, thị trấn đã triển khai thực hiện mô hình mới: Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND. Thị trấn cũng là đơn vị được chọn làm điểm của huyện trong thực hiện mô hình này ở cấp xã.
Lãi suất huy động USD tại nhiều ngân hàng đã lên đến 6%/năm, lãi suất cho vay từ 7% - 8%/năm. Tuy tỉ giá ngoại tệ tự do biến động không đáng kể nhưng nhiều ngân hàng (NH) vẫn đang tăng lãi suất tiền gửi USD, kéo lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tăng theo.
Dù không được phép hoạt động tín dụng, huy động vốn như các ngân hàng, nhưng một số công ty chứng khoán (CTCK) lại tung ra các chương trình gọi vốn từ nhà đầu tư (NĐT), núp bóng dưới dạng "hợp đồng kinh doanh vốn" với lãi suất lên tới hơn 16%.
Cà phê là mặt hàng có mức tăng giá ấn tượng trong hai tháng qua, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Liên tục vài tuần qua trên tuyến biên giới Tây Nam từ Kiên Giang đến An Giang, Đồng Tháp, lượng lúa nhập khẩu từ Campuchia tăng mạnh.
(HBĐT) - Trước năm 2010, diện tích trồng sắn của xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) chỉ đạt từ 80 - 100ha, sản lượng đạt 8 - 10 tấn/ha, giá cả bấp bênh. Cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, thu nhập bình quân của xã là 4,8 triệu đồng/người/năm. Trước những khó khăn về kinh tế, tận dụng diện tích đất từ các đồi keo còn nhỏ, đồi rừng mới thu hoạch, đất còn trống, bà con đã mạnh dạn đưa giống sắn cao sản về trồng và bước đầu đã thu được hiệu quả.