Tính đến 31.12.2010, các Cty điện lực đã cơ bản hoàn thành kế hoạch tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để bán điện trực tiếp đến hộ dân theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận bàn giao lưới điện, hầu hết các Cty điện lực đều đang vấp phải trở ngại lớn do tăng đột biến tổn thất điện năng khi tiếp nhận lưới điện cũ nát.

Trong khi đó, vốn để đầu tư, cải tạo lưới điện nhằm giảm tổn thất đang là vấn đề cực kỳ nan giải.

Vấn đề khó khăn nhất của tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn chốt lại là vốn. 	Ảnh: Kỳ Anh
Vấn đề khó khăn nhất của tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn chốt lại là vốn. Ảnh: Kỳ Anh

Trên 2.000 tỉ đồng chỉ cải tạo tối thiểu

Bắt đầu từ tháng 6.2008, số các xã được TCty Điện lực Miền Bắc (NPC) tiếp nhận đến nay đã lên tới 3.156 xã, với khối lượng trên 3,4 triệu côngtơ các loại, hơn 43.000km đường dây hạ áp. Tổng số hộ dân được NPC bán điện trực tiếp đã lên đến trên 4,2 triệu hộ. Nhưng cũng vì tiếp nhận lưới điện hạ áp, mà chỉ tiêu tổn thất điện năng của NPC năm 2010 tăng 2,6% so với năm 2009. Chỉ tính riêng tổn thất điện năng của khu vực lưới điện hạ áp nông thôn mới tiếp nhận lên đến 19,86%.

TGĐ NPC - ông Nguyễn Phúc Vinh - tỏ ra lo ngại với tình trạng lưới điện mới tiếp nhận hiện tại. “Tổn thất điện năng ở những khu vực này hầu hết đều trên 28-30%. Sau khi tiếp nhận, việc đầu tiên TCty chúng tôi chỉ đạo các Cty điện lực là phải thay thế toàn bộ các côngtơ điện cũ (do trước đó được người dân tự mua các loại côngtơ điện giá rẻ trên thị trường, độ chính xác kém, không được kiểm định) để giảm tổn thất điện năng qua côngtơ. Đến nay, 100% số xã tiếp nhận đã được thay thế côngtơ mới” - ông Vinh cho biết. Tuy nhiên, với mức tổn thất từ gần 30% đưa xuống khoảng 15% thì tính sơ sơ mỗi xã cũng phải đầu tư, cải tạo tối thiểu khoảng 3-4 tỉ đồng/xã.

Với trên 3.000 xã mới tiếp nhận, ông Vinh nhẩm tính ngành điện phải cần tới gần 10.000 tỉ đồng. Nhưng số tiền này lấy ở đâu ra?

“Chúng tôi đã cố gắng vay thương mại khoảng 1.000 tỉ đồng và được bố trí nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của một số tổ chức quốc tế, thì tổng số tiền để đầu tư cải tạo tối thiểu lưới điện hạ áp đến nay mới được khoảng hơn 2.000 tỉ đồng”. - ông phân trần. Vốn để cải tạo, nâng cấp lưới điện cũng chỉ dám đặt mục tiêu giảm tổn thất xuống mức 18-19%, còn dưới nữa (khoảng 10% như mục tiêu đề ra), thì số vốn phải tới 20.000 tỉ. Vì không có tiền đầu tư, lại lo ngại lưới điện cũ nát có khả năng mất an toàn khi sử dụng, không đảm bảo an toàn cho người dân, hiện vẫn còn khoảng 1.000 xã nằm trong Dự án năng lượng nông thôn (RE II) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và số xã do các tổ chức kinh doanh điện tại địa phương đang bán điện, chính quyền cũng chưa mặn mà bàn giao, ông Vinh cả quyết: “Chúng tôi thực sự cũng chưa dám nhận, vì sợ đeo nợ”.

Nan giải nguồn vốn

Theo ông Lê Văn Chuyển - Phó Trưởng ban Kinh doanh thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) - nghịch lý giá điện mà người nông dân phải gánh chịu ở mức trên dưới 1.000đ/kWh đã lùi vào dĩ vãng ở những xã ngành điện đã tiếp nhận. Từ chỗ lưới điện cũ nát, không đảm bảo an toàn, đường dây dẫn điện “năm cha, ba mẹ, tổn thất do bán kính cấp điện lớn, thiết bị đo đếm điện năng mua trôi nổi trên thị trường, không được kiểm định, độ chính xác phập phù, phần lớn phần thiệt khách hàng gánh chịu, từ khi ngành điện tiếp quản chất lượng điện tăng lên, tỉ lệ tổn thất điện năng giảm hẳn, người dân vô cùng phấn khởi và ủng hộ chủ trương lớn của Chính phủ.

Trong khi đó, về phía ngành điện, do tiếp nhận bán điện trực tiếp đến hộ dân, nên giá bán bình quân của các xã tiếp nhận tăng lên, bình quân khoảng 260,48đ/kWh. Giá bán lẻ đến hộ đạt 787,46đ/kWh, so với khi bán buôn tại côngtơ tổng là 526,97đ/kWh, nên chênh lệch doanh thu bán điện tăng lên 359,5 tỉ đồng (doanh thu nếu bán buôn tại côngtơ tổng là 2.299,2 tỉ đồng; sau khi tiếp nhận bán lẻ đạt 2.658,7 tỉ đồng - số liệu đến hết tháng 6.2010). Nếu giảm tiếp tỉ lệ tổn thất điện năng thì sản lượng điện thương phẩm tăng, từ đó kéo theo doanh thu tăng.

Ông Chuyển cũng cho biết: “Vấn đề khó khăn nhất của tiếp nhận lưới hạ áp nông thôn chốt lại là vốn. Nếu có đủ vốn để đầu tư nâng cấp lưới điện thì đảm bảo ngành điện sẽ đưa ngay tỉ lệ tổn thất xuống mức cho phép, nhưng nếu không vay được các nguồn vốn ưu đãi thì vốn vay thương mại là không chịu nổi”.

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác

Lãnh đạo Sở TN&MT trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác TN&MT năm 2010.
Năm 2010, các dự án thầu EPC đóng góp khoảng 15 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.  Trong ảnh: Nhà máy xi măng Hòa Bình là một trong 2 dự án thầu EPC trên địa bàn tỉnh ta.
Mô hình sản xuất rau sạch của nông dân xóm Nghĩa,  thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Lãi suất USD tại các ngân hàng tăng khiến lượng người đi mua USD cũng tăng.

Sự cố rút tiền ATM: Khiếu nại, chờ 1 tháng

Người sử dụng ATM gặp nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi gặp phải sự cố nuốt thẻ, trừ tiền sai...

Sẽ thiếu điện trầm trọng

Năm nay, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện tiếp tục tăng mạnh, trong khi các nhà máy thủy điện thiếu nước nên tổng lượng điện thiếu hụt ước tính sẽ là 3 tỉ KWh, gấp 3 lần năm ngoái

Chủ động gieo cấy vụ đông xuân 2010- 2011

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) vừa có thông báo về gieo cấy vụ đông xuân tại các tỉnh miền Bắc trong thời điểm rét hại kéo dài. Theo đó, yêu cầu các địa phương khẩn trương thu hoạch cây vụ đông để chuẩn bị cấy lúa xuân. Không gieo trồng các cây màu, lạc, đậu tương khi thời tiết còn rét đậm.

Vietinbank Hòa Bình: Dư nợ cho vay tăng 360 tỷ đồng

(HBĐT) - Sau 3 năm hoạt động, đến nay, ngoài trụ sở chính tại phường Phương Lâm, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình (Vietinbank Hòa Bình) đã phát triển thêm 3 phòng giao dịch tại phường Tân Thịnh, Đồng Tiến và Hữu Nghị (thành phố Hòa Bình).

Cao Phong: Tăng cường biện pháp phòng trừ dịch bệnh bảo vệ sản xuất

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất, phòng- trừ dịch bệnh, hạn cho cây trồng, vật nuôi phòng-chống đói, rét cho gia súc, gia cầm vụ chiêm- xuân năm 2011.

Trồng rau muống trên nền nước khoáng cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Tận dụng dòng suối khoáng chảy qua địa bàn, bà con xóm Rạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi) đã trồng rau muống trên nền nước khoáng nóng, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục