Nhân viên Công ty may 3 – 2 Hoà Bình bán hàng “không kịp trở tay” trên tuyến đường Cù Chính Lan
(HBĐT) - Những đợt rét đậm, rét hại liên tiếp tràn về khiến thị trường quần áo mùa đông trở nên sôi động. Chủ điểm quần áo rét được các mẹ, các chị bàn luận xôn xao, “nóng” nhất vẫn là vấn đề giá cả bởi so với chỉ một vài tuần trước, giá mỗi chiếc áo đã “đội” lên gấp rưỡi, gấp hai lần.
Các cửa hàng đang vào “mùa” bán chạy nhất trong những mùa đông qua. Chủ shop thời trang Thu Huyền trên đường Cù Chính Lan cho biết: Hồi đầu mùa rét, lượng bán vừa phải, thường 10 ngày mới đi lấy hàng một lần nhưng thời gian này, cứ 3 ngày lại phải đi lấy hàng một lần. Hàng bán “chạy”, có lúc không đáp ứng kịp nhu cầu mua của khách. Đáng ngại nhất là lúc này, nguồn hàng nhập về tương đối khó khăn, hàng vốn khan, giá cả còn tăng đến chóng mặt. Giá nhập vào của gần như toàn bộ áo khoác ấm đã tăng từ 300.000 đồng – 600.000 đồng/chiếc so với ít ngày trước. Buộc lòng, các chủ cửa hàng phải đồng loạt nâng giá bán cao lên. Ví dụ như 2 tuần trước, hàng áo phao ấm, kiểu dáng tương đối bắt mắt có giá bán từ 700.000 đồng – 850.000 đồng, hiện người tiêu dùng đã phải mua với giá từ 1,1 triệu – 1,2 triệu đồng, hàng đẹp, “độc” giá từ 2,5 – 4 triệu đồng.
Giá cả đắt đỏ nhưng không vì thế mà làm giảm sút nhịp độ mua sắm gấp gáp và tấp nập dịp Tết. Các cửa hàng quần áo thời trang là lựa chọn của không ít người tiêu dùng, đặc biệt là nữ giới. Dạo một vòng trên tuyến đường Cù Chính Lan – nơi mà các shop quần áo thời trang chiếm lĩnh nhiều nhất trên địa bàn thành phố có thể quan sát thấy lượng khách hàng ra, vào không ngớt. Một chủ cửa hàng trên phố này cho biết, đang trong thời gian “cao điểm”, phần lớn các cửa hàng, cửa hiệu bán quần áo rét chỉ ngớt khách từ 22h ngày hôm trước đến 7h sáng ngày hôm sau. Kiểu dáng, chất liệu quần áo mùa đông năm nay phong phú nhưng hàng Trung Quốc vẫn chiếm giữ ưu thế.
Giá cả các loại quần áo mùa đông tăng cao là bài toán khó đối với mức thu nhập và túi tiền “eo hẹp” của nhiều người. Chị Lê Thị Hoà ở tổ 21, phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình) chia sẻ: Đúng là quần áo rét bày bán dọc các tuyến phố nhiều, kiểu dáng, độ ấm áp khỏi phải bàn nhưng giá đắt đỏ quá, không phải ai vào xem, mặc thử cũng mua được. Với những người làm công ăn lương như chị, việc bỏ ra cả tháng lương chỉ để mua được chiếc áo ấm, quả thực xót xa.
Tuy khá chậm chân nhưng một số công ty may mặc trên địa bàn thành phố Hoà Bình vẫn kịp tung ra lượng quần áo mùa đông đáp ứng nhu cầu mặc ấm trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại của đa số người dân. Với ưu điểm về độ dày, ấm, chủ yếu chất liệu phao, kiểu dáng chấp nhận được, giá cả lại “mềm”, hàng của các Công ty may 3 – 2, Việt – Hàn đã đánh trúng vào tâm lý và mức thu nhập “bình dân” của số đông khách hàng. Đơn cử, áo phao nữ do Công ty Việt – Hàn sản xuất có giá bán tại cửa hàng là 250.000 đồng; áo phao nữ do công ty may 3 – 2 sản xuất có giá 250.000 đồng, áo phao trẻ em nữ có giá 200.000 đồng. Với giá bán cạnh tranh, người tiêu dùng đã “nhao” về các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của các công ty may 3 – 2, Việt – Hàn để mua kỳ được áo rét giá rẻ. Với xu hướng thích mua loại quần áo ấm, giá cả phù hợp, điểm bán hàng của các công ty may mặc, điểm bán hàng “đại hạ giá” lưu động trên các tuyến phố đang là lựa chọn ưu tiên của đông đảo người tiêu dùng.
Bùi Minh
Lễ trao giải thưởng Rồng vàng 2010 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã diễn ra tối 23/1, tại Hà Nội.
Tăng đầu tư, tăng năng suất, giảm dần gia công, ngành dệt may VN có thể vượt lên tốp 3 nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới
Không được cho vay để kinh doanh vàng miếng, các ngân hàng đã thu hẹp huy động vàng với việc bỏ kỳ hạn dài.
"Cây cảnh không có giá" - đó là khẳng định của nhiều tư thương buôn cây cảnh ngày Tết. Giá của cây cảnh tùy thuộc vào khách, có cây bán cho khách này được giá cao, bán cho khách khác giá lại thấp hơn. "Tùy khách mà phát giá. " - anh Tùng bán cây cảnh trên đường Hoàng Hoá Thám tiết lộ.
(HBĐT) - Anh Trần Anh Tài, cán bộ thú y xã Bắc Phong (Cao Phong) cho biết: Mặc dù là xã giáp ranh với các địa phương có trâu, bò mắc bệnh LMLM là thị trấn Cao Phong, xã Tây Phong nhưng nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc nên đến nay trên địa bàn xã không có trường hợp trâu, bò mắc bệnh LMLM. Từ năm 2000 đến nay, toàn xã chưa có trường hợp vật nuôi mắc các bệnh như LMLM, tụ huyết trùng…
(HBĐT) - Từ ngày 15 – 22/1, huyện Cao Phong phối hợp với Sở Công Thương và Công ty CP Đầu tư & Phát triển thương mại Tùng Châu tổ chức Hội chợ Văn hoá-Thương mại xuân 2011. Tham gia hội chợ có 60 gian hàng của 40 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.