Khi hầu hết quán xá đều nghỉ Tết thì cũng có những hàng quán “phục vụ không nghỉ”. Trở thành “độc tôn”, họ có những ngày làm ăn “hốt bạc” dịp đầu năm.

 
“Kinh doanh trong 5 ngày Tết, doanh thu bằng cả hai tháng”, anh Chiến, chủ một tiệm cà phê trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3) hồ hởi với kết quả nhẩm tính ban đầu về hoạt động kinh doanh dịp Tết. Trước Tết cả nửa tháng, anh Chiến đã lên kế hoạch “mở quán xuyên giao thừa” bằng việc tuyển nhân viên, dự trữ hàng hóa.
 
Và đúng như dự định, do nhiều quán nghỉ Tết nên quán cà phê của anh trở thành “của khó tìm”, ngay từ mùng Một đã có những thời điểm hết chỗ.
 
Không chỉ quán cà phê này mà nhiều quán cà phê, nhà hàng khác làm việc xuyên Tết cũng “bội thu” khi mà nhu cầu quán xá trong ngày Tết của người dân vẫn còn mà số lượng hàng quán lại giảm đi. Chưa kể, do phục vụ vào ngày đặc biệt nên giá cả dịch vụ cũng được nâng lên đáng kể.
 
Các quán cà phê mở cửa phục vụ xuyên Tết tại TPHCM đều đông nghịt khách.
 
Theo đánh giá của anh Chiến, cách đây vài năm, mở cửa dịp Tết còn đông khách hơn nữa khi mà rất ít quán bán vào dịp Tết. Gần đây thì Tết không còn là ngày nghỉ khi khá nhiều quán tranh thủ kinh doanh. Hơn nữa, hàng quán giờ cũng nghỉ Tết ít hơn trước, chỉ đến mùng 5, mùng 6 gần như mọi hoạt động buôn bán đều đã bình thường trở lại. Dù việc "đơn thương độc mã" đã giảm đi so với trước đây nhưng mở cửa ngày Tết vẫn cứ "trúng đậm".
 
Các ngày từ mùng 1 đến mùng 4 Tết, các quán lớn cho đến các quán ăn vỉa hè mở cửa đón khách, hàng nào hàng nấy đông nghẹt. Nhất là vào buổi tối, khi người dân đổ ra đường vui chơi, nhu cầu ghé vào hàng quán cao, nhiều hàng phục vụ không xuể.
 
Các quán cà phê ở đường Hoàng Minh Giám (Phú Nhuận), đường Đồng Khởi, Hai Bà Trung (Q.1)… rồi các quán nhậu, hàng ăn ở Bắc Hải (Q.10), Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp)… luôn rơi vào cảnh quá tải. Có những thời điểm, khách hàng ghé vào nhưng rồi phải quay ra vì hết chỗ.
 
“Chúng tôi biết rõ nhu cầu ăn uống của người dân trong ngày Tết không giảm, trong khi hàng quán ở thành phố đóng cửa nên mình mở hàng, cỡ nào cũng đắt khách. Vất vả trong ngày mọi người vui chơi, nghỉ ngơi nhưng bù lại mình kiếm được khoản khá mà ngày thường khó kiếm nổi”, chủ hàng phở Hà Nội trên đường Nguyễn Oanh (Q. Gò Vấp) cho hay.
 
Đến nhiều hàng ăn cũng đón khách không hết
 
Hàng quán rong bán hàng ngày Tết cũng “được mùa”. Số lượng hàng rong tuy ít hơn ngày thường nhưng hàng nào mở thì khách đông hơn thấy rõ. Các hàng rong bán ở khu công viên Gia Định, đường hoa Nguyễn Huệ cho đến khắp ngõ ngách… lúc nào cũng kín khách.
 
“Mỗi ngày có cả trăm người bán, giờ chỉ một phần nhỏ trong khi khách đi chơi ăn uống vẫn nhiều nên hàng nào cũng đông lắm. Ngày nào tôi cũng bán vài trăm bắp ngô luộc, còn chồng tôi bán trứng gà nướng gấp 3 - 4 lần ngày thường”, chị Lê Thị An, bán bắp dạo trước đường hoa Nguyễn Huệ hớn hở khoe.
 
Giá dịch vụ ăn uống trong các ngày Tết từ quán lớn cho đến quán vỉa hè đều tăng từ 10 - 20% so với ngày thường. Lý giải của những người buôn bán, giá tăng với mức trên nhưng không đồng nghĩa với việc họ “chặt chém” khách hàng.
 
Chị Hà, chủ quán ăn trên đường Phạm Thế Hiển, Q.8 cho hay, mỗi bát phở, hủ tiếu trong ngày Tết chị bán 20.000 đồng, tăng 3.000 đồng so với ngày thường. Chị giải thích, giá nguyên liệu như thịt, bánh phở, hành, giá… dịp này đều tăng, rồi đến nhân viên phục vụ bình thường chỉ 50.000 đồng/ngày, ngày Tết phải trả gấp đôi, gấp ba mà còn khó kiếm.
 
“Giá bán phải tăng lên mới bù nổi, chứ làm ngày Tết mà bán như ngày thường ai người ta chịu. Hàng tôi tăng mức giá đó, khách đến ăn rất vui vẻ chấp nhận. Chỉ những hàng nào lấy cớ “ngày nghỉ” tăng quá mức thì đúng là không hay”, chị nhận xét.
 
Người phụ nữ này cho biết thêm, do ngày Tết đắt hàng, làm ăn được nên giờ bán đến Rằm tháng Giêng chị sẽ đóng quán một tuần nghỉ bù xem như ăn Tết muộn.
 
 
 
                                                                                    Theo DanTri
 
 
 

Các tin khác

Khu du lịch sinh thái Thác bạc long cung, xã Tú Sơn, Kim Bôi thu hút nhiều du khách.
Dây chuyền cán thép.
Không có hình ảnh

Thịt, rau xanh ngày Tết giá vẫn cao chót vót

Tại một số chợ trong nội thành Hà Nội ngày mùng 3 Tết, giá thịt lợn, thịt bò, rau xanh.. vẫn đang ở mức khá cao, trong khi giá thực phẩm tại các siêu thị tiếp tục giảm giá.

Xuất khẩu thủy sản 2011 sẽ giữ vững mức 5 tỷ USD

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ gặp một số khó khăn như doanh nghiệp khó tiếp cận vay vốn sản xuất, chế biến và đặc biệt là tình trạng thiếu nguyên liệu và nhân công

Liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn - một dự án đầu tư quy mô lớn

Năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có những tín hiệu khả quan đang thoát ra khỏi cơn khủng hoảng nhưng chưa có chuyển biến vững chắc. Trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh triển khai dự án trọng điểm Nhà nước, xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) sớm bàn giao mặt bằng cho công ty liên doanh theo cam kết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tạo niềm tin và sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự án, bảo đảm tiến độ xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sôi nổi khí thế lao động sản xuất đầu xuân

Trong những ngày cả nước vui đón Xuân Tân Mão, chào mừng thành công của Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI và kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Ðảng, trên các công trình xây dựng trọng điểm, các nhà máy, xí nghiệp, do yêu cầu của tiến độ và tính chất công việc, nhiều cán bộ, công nhân vẫn duy trì không khí lao động, sản xuất đầu Xuân hết sức sôi động và hiệu quả. Ðây là nét đẹp mỗi khi Tết đến, Xuân về mà chúng ta đã duy trì trong nhiều năm qua.

Lạc Sơn- mùa cà phê bói hạt

(HBĐT) - Năm 2010, vùng cà phê nguyên liệu ở Ngọc Lâu, Ngọc Sơn đã đơm hoa, kết trái vụ đầu tiên. Vậy là giống cà phê catimo F7 của công ty cổ phần Cà phê Thái Hòa - Hòa Bình đã thực sự đứng vững trên các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn. Kết quả đó là phần thưởng không gì sánh được động viên, bù đắp cho những tháng ngày miệt mài, trăn trở của những kỹ sư, công nhân Công ty cổ phần Cà phê Thái Hòa - Hòa Bình, là tiền đề mở ra hướng đi mới cho phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đất bao đời nay vốn gắn bó với cây sắn, cây ngô, cây dong riềng cùng tập quán sản xuất quảng canh, manh mún, thụ động.

Lao động sản xuất đầu xuân

* Cảng Cẩm Phả đón tàu tiếp nhận gần 23 nghìn tấn than * Quảng Ninh đón bốn tàu công-ten-nơ vào làm hàng * Nhiệt điện Vũng Áng, Ðạm Cà Mau thi công cả trong những ngày Tết

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục