Nông dân xóm Nà Bái, xã Nam Phong trồng mía vụ xuân.

Nông dân xóm Nà Bái, xã Nam Phong trồng mía vụ xuân.

(HBĐT)- Năm 2010, huyện Cao Phong tiếp tục được mùa mía, cam, cây rau màu thực phẩm cũng được giá, sức tiêu thụ tốt. Nhân dân trong huyện phấn khởi trước những thành quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

 

Ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN & PTNT huyện hào hứng: Bước vào đầu vụ sản xuất, bà con ai cũng phấn chấn, diện tích cam, mía, cây rau đậu các loại mở rộng thêm nhiều. Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã trồng mới 427 ha mía, 255 ha rau, đậu. Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng lan rộng ở khắp các xã, thị trấn. Không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi trên khắp đồng ruộng, nương đồi.

 

Về xã Nam Phong vụ xuân này, thấy trên ruộng đồn, các nhà nông nhanh tay thu hoạch mía vụ đông, bận bịu với việc đào rãnh, bón phân, trồng mía mới. Chị Bùi Thị Nhân, nông dân xóm Nà Bái cho biết: Gia đình đã thu hoạch mía tím gọn từ trước Tết, giá bán tại vườn từ 4.500 - 5.000 đồng /cây, cả vườn 2.500 m2  mía cũng thu được hơn 40 triệu đồng. Có không ít ruộng của các gia đình trong xóm tuy có chỉ trên, dưới 2.000 m2 nhưng, nhờ đất tốt, bỏ nhiều công chăm sóc nên cây mía to, đẹp, thu hoạch cả vườn được từ 60 - 70 triệu đồng. Sang vụ xuân, bà con nông dân ở đây phấn chấn ra đồng, hối hả trồng mía mới. Diện tích đất hạn, cách xa nguồn nước tưới cũng được bà con chủ động chuyển hướng trồng rau, không cho đất nghỉ.

 

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các xã vùng cao Yên Lập, Yên Thượng, Bình Thanh, Thung Nai, Bắc Phong cũng mạnh mẽ và rộng khắp, tập trung phát triển chăn nuôi, trồng rừng và nỗ lực đưa cây mía lên đồi. Bên cạnh mở rộng diện tích, các địa bàn chú trọng chuyển giao các mô hình nông nghiệp. Nhờ đó, đời sống của người dân vùng cao đã có những đổi thay, xuất hiện nhiều điển hình chăn nuôi, mô hình chăn nuôi lợn giống địa phương, trâu, bò thương phẩm như: hộ ông Bùi Văn ỏn (xã Yên Thượng), Nguyễn Thị Mai (xã Bình Thanh). Cây mía tím cũng đang được bà con phát triển với diện tích hàng chục ha, cho thu nhập ổn định. Với lợi thế phát triển cây có múi, thị trấn Cao Phong và một số xã như Tây Phong, Tân Phong lại hình thành vùng cam với tổng số 278 ha cam, quýt đã bước vào thời kỳ kinh doanh. Việc đầu tư, ứng dụng KH-KT trong trồng, chăm sóc cam đã mang về cho nông dân lợi nhuận lớn.

 

Từ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện đã bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh SXNN như vùng cam, mía mang lại hiệu quả cao và bền vững. Năm 2010, toàn huyện có 99,28% diện tích cam trong thời kỳ kinh doanh cho thu hoạch, đạt năng suất 48 tấn/ha, giá trị bình quân 480 triệu đồng/ ha. Cây mía tím vẫn giữ vị thế đi đầu trong công cuộc xoá đói - giảm nghèo của huyện với diện tích đã thu hoạch trên 1.400 ha, giá trị bình quân trên 170 triệu đồng/ha.

 

 

                                                                                           Bùi Minh

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục