Giá xăng tăng khiến nhiều người lo ngại giá cả một số mặt hàng sẽ nhấp nhổm tăng theo.
Bất ngờ vì giá xăng tăng mạnh thêm 18,3% (tương đương tăng thêm 2.900 đồng/lít) lên mức cao nhất từ trước đến nay là nỗi niềm chung của nhiều người dân và doanh nghiệp (DN) tại TP.HCM.
Cước vận tải sẽ tăng từ 12 - 15%
Trả lời Thanh Niên Online, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô VN cho biết, theo tính toán sơ bộ, giá xăng dầu tăng tác động trực tiếp chi phí vận tải đầu vào lên 10%.
“Đáng lo nhất là việc tăng gián tiếp, tác động từ giá điện, giá xăng sẽ khiến một số mặt hàng khác trong ngành vận tải sẽ tăng như phụ tùng vật liệu, bảo dưỡng sửa chữa xe sẽ tăng theo. Khả năng chi phí đầu vào của ngành vận tải sẽ gián tiếp tăng trên dưới 15%, người tiêu dùng phải chia sẻ với các DN, bắt buộc phải điều chỉnh giá cước”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, tỷ suất lợi nhuận của ngành vận tải ôtô hiện trên dưới 10%, đầu vào tăng 15% nếu DN không tăng tương ứng sẽ khó tồn tại được. Tuy nhiên, quy trình điều chỉnh không ngày một ngày hai, các đơn vị phải tính toán lại phương án giá, kê khai với chính quyền địa phương.
Theo đó, taxi phải điều chỉnh đồng hồ tính tiền, vận tải hành khách phải in lại vé, thời gian điều chỉnh chính thức trong vài ngày tới. Riêng vận tải hàng hóa, cái khó là đã ký hợp đồng, các DN vận tải sẽ phải thương lượng với khách hàng.
“Giá cước vận tải trong năm 2010 tương đối ổn định, nhưng từ bây giờ sẽ hình thành mặt bằng giá cước mới”, ông Hùng khẳng định.
Tạm thời chưa tăng giá
Theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, mức tăng giá xăng thêm 2.900 đồng/lít tương ứng gần 18,3%.
Khả năng chi phí đầu vào của ngành vận tải sẽ gián tiếp tăng trên dưới 15%, bắt buộc phải điều chỉnh giá cước. Người tiêu dùng phải chia sẻ với các DN | |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô VN |
Với mức tăng này, dự kiến sơ bộ giá cước taxi sẽ phải tăng từ 12 - 15% tùy từng loại xe để bù lại. Hiện trên địa bàn Hà Nội có 14.000 xe taxi, việc tăng giá sẽ thực hiện trong một hai ngày tới, vì để giá cũ ngày nào DN taxi sẽ lỗ ngày ấy.
Ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cũng tỏ ra bất ngờ khi được cho biết giá xăng dầu tăng.
Ông Chung nói, hiện các DN thành viên trong hiệp hội cũng mới nhận được tin và tâm trạng chung là lo lắng cho công việc kinh doanh sắp tới.
Theo ông Chung, tính đến đầu giờ trưa nay (24.2), chưa có DN nào đề xuất tăng giá cước vận tải nhưng ông Chung cho rằng vì đợt tăng giá này “biến động lớn” nên chắc chắn trong vài ngày tới, giá cước vận tải cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng.
Ông Huỳnh Hải Oanh, Phó giám đốc Bến xe miền Tây cho biết, hiện chưa có nhà xe nào đăng ký với bến tăng giá cước các tuyến xe đò từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây.
|
Về góc độ kinh tế, ông Huỳnh Hải Oanh cho rằng, việc tăng giá không thể tùy tiện nhưng nếu không tăng thì thua lỗ là viễn cảnh trước mắt đối với các DN.
“Các DN vận tải khách có quy mô lớn, dịch vụ tốt khi tăng giá có thể vẫn giữ được sự tín nhiệm của khách nhưng đối với các nhà xe nhỏ đây quả là thách thức lớn”, ông Oanh phân tích.
Giá xăng, dầu tăng cũng khiến nhiều nhà xe hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP.HCM “đứng ngồi không yên”.
Ông Nguyễn Tấn Tạo, Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Vận tải Sài Gòn, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Vận tải hành khách và du lịch số 15 cho biết, giá vé xe buýt vừa được điều chỉnh tăng 4.000 đồng/vé vào đầu năm nên chắc chắn khó có khả năng giá vé xe buýt tiếp tục tăng sau đợt tăng giá xăng, dầu lần này.
Chiều 24.2, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết, sau khi tham khảo ý kiến của các DN trong hiệp hội, với giá xăng tăng 2.900 đồng/lít, giá dầu tăng từ 3.100 đồng/lít đến 3.500 đồng/lít, giá cước vận tải sẽ tăng 15 - 20% mới bù đắp được chi phí. Cũng theo ông Chung, giá xăng dầu tăng kéo theo nhiều mặt hàng khác tăng như vỏ xe, phụ tùng vật tư của xe... Hiện nay, vỏ xe tăng 5% so với năm ngoái. |
Theo ông Tạo, “tiền tươi” (tiền mặt thu ngay trong ngày - PV) sắp tới là gánh nặng đối với các nhà xe. Vì giá xăng, dầu tăng đồng nghĩa với việc phải tăng thêm tiền mặt trong khi đặc điểm của ngành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP.HCM là nhận tiền trợ giá một lần (đối với những tuyến xe buýt có trợ giá của Nhà nước) vào cuối tháng. “Trung bình, mỗi ngày phải tăng thêm 50.000 - 100.000 đồng tiền mặt cho một xe”, ông Tạo nói.
Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên Online, ông Lê Hải Phong, Phó giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM khẳng định: “Giá xe buýt sẽ không tăng”.
Mừng trong... nỗi lo
Trong nỗi lo giá cả leo thang thì nhiều chủ xe buýt lại lạc quan hơn khi cho rằng giá xăng dầu tăng thì hành khách đi xe buýt có khả năng sẽ đông hơn do nhiều người muốn tiệm kiệm chi phí chọn xe buýt làm phương tiện đi lại hàng ngày thay vì xe gắn máy phổ biến như hiện nay.
Ông Đinh Quang Hiền, Phó chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM băn khoăn: Giá xăng, dầu tăng thì bình điện, vỏ ruột, cao su…cũng tăng theo hiệu ứng “domino”. Đây là bài toán đau đầu đối với DN vì họ còn phải tính toán các khoản chi phí đầu vào, đầu ra, tiền trả nợ ngân hàng… Nếu giá cước taxi tăng quá cao thì không người dân nào chọn taxi làm phương tiện đi lại.
|
“Việc tăng giá xăng dầu liên tục khiến các nhà quản trị khó có thể đưa ra được kế hoạch kinh doanh dài hạn dẫn đến tình trạng "vá víu" tạm thời. Do vậy, doanh nghiệp khó chủ động khi lập kế hoạch kinh doanh”, ông Hiền phân tích.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, theo ông Hiền là một số lĩnh vực khác cũng “ăn theo” giá xăng, dầu, tăng giá hàng loạt dẫn đến tình trạng “đục nước béo cò”.
Theo Báo Thanhnien
Bộ Tài chính cho biết đã quyết định cho phép các doanh nghiệp đầu mối được tăng giá bán xăng thêm 2.900 đồng/lít kể từ 10 giờ sáng nay.
Chiều 23/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 269/QĐ-TTg phê duyệt giá bán điện bình quân 1.242 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng từ 1/3, tăng 165 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân thực hiện năm 2010.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nâng mức lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11%/năm, nhằm thắt chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng, chủ động kiểm soát áp lực lạm phát.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vào đầu tháng Ba tới, chủ đầu tư của 5 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố sẽ tổ chức tiếp nhận đơn đăng ký mua nhà của các đối tượng người thu nhập thấp có nhu cầu bức xúc về nhà ở.
Những ngày gần đây, hai vấn đề nóng được dư luận quan tâm là tăng giá điện và khả năng tăng giá xăng dầu. Sự việc này làm cho ngư dân Quảng Nam đang thấp thỏm lo lắng và các cửa hàng xăng dầu găm hàng bán giá mới, còn tàu thuyền thì nằm bờ chưa dám ra khơi...
(HBĐT)- Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết, Công ty Rau quả nông sản Cao Phong đã đưa vào trồng thử nghiệm giống cam mới giống “cam chín muộn – V2 ”; bắt đầu đưa vào trồng từ cuối năm 2004 và đầu năm 2005 tại đơn vị sản xuất mô hình của công ty, đến năm 2009 đã cho thu hoạch lứa đầu với giá trị kinh tế cao.