Ông Cao Sỹ Kiêm.

Ông Cao Sỹ Kiêm.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, doanh nghiệp năm 2011 sẽ gặp khó nhiều hơn năm 2008 bởi những yếu tố tác động vào sản xuất kinh doanh đều lớn hơn.

 

Có thể nhìn thấy ngay là các chi phí lãi suất, tỷ giá, đầu vào nguyên liệu, giá điện, giá xăng dầu đều cùng lúc tăng lên sẽ là một áp lực cực lớn đối với doanh nghiệp.

Những DN bị ảnh hưởng nặng nhất chính là sản xuất hàng tiêu dùng, do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu; khối dịch vụ thương mại sẽ đỡ hơn. Còn khối đầu tư tài chính (bất động sản, chứng khoán...) do tín dụng thắt chặt, nên sẽ khó có cơ hội đầu tư phát triển.

Chính phủ đã ban hành các giải pháp về chính sách tài khóa và tiền tệ trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc cắt giảm chi tiêu hành chính và đầu tư công. Với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo ông họ nên ứng xử thế nào?

Muốn chống lạm phát thành công cần thực hiện đồng bộ cả 5 giải pháp Chính phủ đã đưa ra. Riêng với khối doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, có ba việc cần chú ý: Thứ nhất, sắp xếp lại sản xuất trên cơ sở tiềm năng của mình, cần tính toán kỹ các chi phí đầu vào dễ gây lỗ như giá đầu vào, lãi suất;

Thứ hai, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin kịp thời và có sự trao đổi với các bạn hàng, hiệp hội, ngành nghề để có thể giải quyết ngay vướng mắc, cũng như dự báo được ít nhiều tình hình diễn biến sắp tới;

Cuối cùng, trong bối cảnh lạm phát này, mỗi doanh nghiệp có mức độ ảnh hưởng chi phối khác nhau. Do đó, hơn ai hết họ phải tự mình đánh giá lại bản thân, đâu là thế mạnh, đâu là chi phí. Ví dụ, lãi suất đang cao, tín dụng đang bóp lại thì nên tính toán, cân nhắc khi quyết định đầu tư vốn vào đâu cho có hiệu quả.

Có một điều cần lưu ý, ai cũng nhìn thấy nhiều mặt hàng đã lên mặt bằng giá mới, nhưng nếu doanh nghiệp nào cũng tăng giá, dẫn đến lạm phát cao thì sức mua sẽ yếu. Khi đó doanh nghiệp sẽ không bán được hàng.

Vậy theo ông, xu hướng lãi suất thời gian tới sẽ thế nào?

Hiện chưa thể giảm lãi suất được ngay, nhưng có hai “nút” cần gỡ sớm. Đó là nâng cao vai trò quản lý, quản trị tốt. Với khối ngân hàng, cần tính toán giảm mọi chi phí để giảm lãi suất (có thể qua con đường tăng các dịch vụ tín dụng), phía doanh nghiệp thì cần tính toán chi phí tốt để tiếp cận vốn.

Bên cạnh, doanh nghiệp cần có ý thức tập trung phấn đấu cùng Chính phủ giảm lạm phát. Lạm phát xảy ra nhưng vẫn có cơ hội nếu biết lợi dụng, bởi sẽ có những thứ được bán rẻ, do doanh nghiệp cần giải phóng vốn nên buộc phải bán, có thể chộp lấy điểm rơi đó.

Theo những thông tin từ các doanh nghiệp mà ông và Hiệp hội nắm được thì năm nay, liệu có nhiều doanh nghiệp không thể vượt qua cơn “bão” giá này mà “chết” không?

Hiện chúng tôi chưa xác định được một cách toàn diện, chi tiết khó khăn của doanh nghiệp vì cần thêm thời gian nhưng nói chung bạn nên nhớ doanh nghiệp Việt Nam không phải như doanh nghiệp nước ngoài, không hoạt động được là tuyên bố phá sản.

Thay vì tuyên bố phá sản, doanh nghiệp sẽ tồn tại kiểu khác, có thể tạm ngừng kinh doanh, bỏ đó đi chơi một thời gian rồi quay lại.

Cảm ơn ông.

                                                      Theo TienPhong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tránh lãng phí vốn trái phiếu Chính phủ

Về thực chất, trái phiếu Chính phủ (TPCP) là khoản đầu tư thường không tính đến lợi nhuận của Nhà nước nhằm vào các lĩnh vực “đói” vốn như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục,… và như dạng vốn mồi để thúc đẩy sự phát triển tại những địa bàn khó khăn. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các cơ quan có trách nhiệm thường chủ yếu tập trung vào việc làm sao phân bổ, giải ngân hết chỉ tiêu của từng năm. Chính vì vậy, hiệu quả của đầu tư TPCP đến đâu vẫn chưa được đánh giá kỹ lưỡng.

Công bố thủ tục đăng ký mua điện trợ giá người nghèo

Nhằm cung cấp rộng rãi, kịp thời thông tin liên quan đến việc triển khai áp dụng giá điện hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp thường xuyên sử dụng điện không quá 50 kwh/tháng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã vừa công bố thủ tục và trình tự đăng ký để các hộ dân thực hiện.

Lạm phát 2011 và kịch bản ‘thà một lần đau’

Việc Chính phủ cho phép giá cả một số mặt hàng trọng yếu như điện, xăng dầu, ngoại tệ... đồng loạt tăng thời gian qua, theo các chuyên gia, là một phần trong kịch bản điều hành lạm phát chặt chẽ của năm 2011.

Các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hoá

(HBĐT) - Sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày, ra giêng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta kịp thời bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh. Theo một số giám đốc các công ty, dự báo trong năm nay, tình hình nguồn cung nguyên liệu cho phục vụ sản xuất sẽ rất khó khăn. Ngay từ những ngày đầu mồng 5, chậm nhất mồng 8 Tết, các doanh nghiệp đã kịp thời ổn định đội ngũ công nhân hầu hết đã vào vị trí bắt tay vào công việc.

Thành phố Hoà Bình: Đất đô thị mới hấp dẫn người dân

(HBĐT) - Trong khi thị trường bất động sản ở các khu vực các xã, phường trung tâm trên địa bàn thành phố Hoà Bình đã được quy hoạch xây dựng hàng chục năm dường như không còn được sự quan tâm nhiều của nhà đầu tư cũng như người có nhu cầu mua đất làm nhà. Ngược lại, tại các dự án đầu tư hạ tầng mới của các doanh nghiệp và UBND thành phố đấu giá, người dân đã “phát sốt” vì chậm chân nên không đến lượt.

2 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 27 tỷ USD

Hôm qua, Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm 2011, ước đạt 27,26 tỷ USD, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12,79 tỷ USD, tăng 45,6% (tương ứng tăng hơn 4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng xuất khẩu tăng mạnh gồm: dệt may, cao su, giày dép, nông thủy sản các loại…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục