Lao động khai thác gỗ rừng nguyên liệu tại xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ).
(HBĐT) - Khai thác nguồn nguyên liệu rừng trồng với quy mô lớn và ổn định, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động địa phương... Cơ hội đang mở ra với người trồng rừng ở huyện Yên Thuỷ khi dự án xây dựng Nhà máy ván sợi ép tỷ trọng trung bình (MDF) Vinafor - Tân An Hòa Bình (viết tắt là Nhà máy MDF Vinafor - Tân An) đã chính thức khởi động tại xã Lạc Thịnh.
Chủ đầu tư thực hiện dự án trên là Công ty TNHH MDF Vinafor -Tân An Hoà Bình (liên doanh giữa Tổng công ty Lâm nghiệp Việt
Theo ông Nguyễn Hữu Ngọc, Tổng giám đốc Công ty, với việc tạo ra sản phẩm ván MDF thay thế gỗ tự nhiên, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Định hướng SX -KD của Nhà máy MDF Vinafor - Tân An phù hợp với mục tiêu giảm khai thác và tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ. Ngoài ra, những mục tiêu của dự án như: tăng độ che phủ đất, cải tạo đất thông qua trồng rừng nguyên liệu, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho một số lượng lớn người lao động địa phương... hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới cho kinh tế đồi rừng của huyện Yên Thủy.
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Ngọc, khi chính thức đi vào sản xuất, Nhà máy MDF Vinafor - Tân An sẽ khai thác nguồn nguyên liệu rừng trồng khá lớn. Vùng nguyên liệu ưu tiên là các huyện trong tỉnh. Hiện, Vinafor có đơn vị thành viên là Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, có diện tích rừng nguyên liệu khoảng 10.000 ha đang đến độ tuổi khai thác. Ngoài ra, các đơn vị trồng rừng khác trong tỉnh có khả năng cho khai thác hơn 50.000 ha. Như vậy, nguồn nguyên liệu rừng trồng tại tỉnh rất khả thi cho thực hiện dự án. Đó là một trong những lý do quan trọng nhất thuyết phục Vinafor - Tân An lựa chọn Hoà Bình là địa điểm triển khai dự án đầu tư.
Được biết, ván MDF là loại sản phẩm được sử dụng tương tự như gỗ tự nhiên trong ngành SX hàng mộc, trang trí nội thất hoặc có thể thay đổi loại keo và phụ gia để sử dụng ngoài trời hay trong xây dựng. Ván được sử dụng để SX thành các loại bàn ghế, giường, tủ, khung cửa, cánh cửa, đồ dùng văn phòng, nhà bếp... hoặc dùng để ốp trần, ốp tường... Các sản phẩm đều có tính thẩm mỹ cao, độ bền ổn định, tiện dụng, dễ lắp ráp, phù hợp cho nhiều đối tượng tiêu dùng và mục đích sử dụng. Theo nội dung dự án được triển khai tại Hoà Bình, sản phẩm của Nhà máy Vinafor - Tân An sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng châu âu.
Tại lễ khởi công xây dựng nhà máy MDF Vinafor -Tân An Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ KH &CN tin tưởng rằng, dự án sẽ thành công và nhấn mạnh: Thành công của dự án đồng nghĩa với cơ hội lớn mở ra cho người trồng rừng địa phương. Cùng với những cơ hội về việc làm, thị trường tiêu thụ, kinh tế đồi rừng sẽ ngày càng khẳng định được vị thế một địa phương giàu tiềm năng như tỉnh HB.
Phan Anh
(HBĐT) - Tháng 10/2010, Nghị định 41/2010/NĐ - CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ - TTg. Sự ra đời của Nghị định đã góp phần khơi thông nguồn vốn, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Huyện Cao Phong là một trong những địa phương trong tỉnh triển khai sớm Nghị định 41/2010/NĐ - CP.
(HBĐT) - Sau Tết, giá cả các mặt hàng đều nhích lên, nhất là sau khi xăng-dầu tăng giá, cùng với sự điều chỉnh lại giá điện thì cuộc sống người dân nghèo ở nông thôn thêm phần vất vả.
(HBĐT) - Năm 2010, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về chuyển đỏi mô hình hoạt động của Điện lực Hòa Bình thành Công ty Điện lực Hòa Bình trực thuộc Tổng công ty điện lực miền Bắc; tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, sửa chữa, cải tạo tối thiểu ở 136 xã để đảm bảo vận hành. Với địa bàn quản lý rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Công ty lớn, vật tư, tài sản nằm rải rác và đa số nằm ngoài trời ở hầu hết các xã phường, thị trấn của 11 huyện, TP với trên 5.800 km đường dây, 1.284 trạm và 27 cột ăng ten viễn thông.
Tiến độ sản xuất công nghiệp đã và đang được đẩy mạnh trên cả nước. Nhìn chung sản xuất công nghiệp năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm 2010. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc bứt phá của sản xuất công nghiệp trong năm 2011.
Trước tình hình áp lực giá cả gia tăng, hàng loạt siêu thị và các doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình bình ổn giá của Hà Nội và TP.HCM đang đau đầu trước bài toán giữ giá để bảo vệ sức mua và lợi ích của người tiêu dùng.
Đến cuối tuần qua, theo các phân tích, mức lãi suất huy động trung bình đối với VND tăng thêm 0,05% so với tuần cuối tháng 2 và hiện giữ ở mức 13,24%/năm (lĩnh lãi cuối kỳ).