Mức tăng trung bình từ 10 - 20% chủ yếu đối với rau xanh và thực phẩm tươi sống. Nguyên nhân được cho là vì trời mưa và rét hại khiến nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá bán lên cao.

 
Ghi nhận của PV Dân trí tại một số chợ nội thành cho thấy: rau muống tăng từ 5.000 đồng lên 7.000 đồng/mớ, xu hào từ 4.000 đồng lên 6.000 đồng/củ, bắp cải từ 5.000 đồng/kg tăng lên 6.000 đồng/kg, su su quả tăng từ 6.500 đồng lên 8.000 đồng/kg; giá đỗ từ 14.000 đồng lên 15.000 đồng/kg, cà chua từ 10.000 đồng lên 12.000 đồng/kg, hành hoa từ 12.000 đồng lên 14.000 đồng/kg; đậu phụ tăng từ 1.500 đồng/bìa nhỏ lên 2.000 đồng/bìa…
 

Rau xanh tăng giá vẫn không có để bán
 
Chị Hồng - một tiểu thương bán rau xanh tại chợ cóc Thụy Khuê (quận Tây Hồ) cho biết: “Nhà tôi trồng được rau nhưng mấy ngày nay trời mưa rét quá nên rau không lên được, không có rau để bán. Sáng sớm tôi chạy qua chợ đầu mối mua được 5 kg rau cải cúc đem về bỏ ra bán lẻ thì đã nát hết cả, thế là lỗ vốn món đó, các loại rau khác mua vào cũng tăng thì khi bán cũng phải tăng chứ không còn cách nào khác. Trời đất cứ như thế này thì giá tăng nữa cũng không có rau mà bán”.
 
So với những ngày trước mưa rét, các nhóm loại thực phẩm tươi sống đều tăng lên khoảng 5 - 10%, trong đó thịt lợn với tăng trên 10%.
 
Giá thịt lợn ba chỉ từ 75.000 đồng/kg tăng lên 90.000 đồng/kg, thịt nạc vai từ 80.000 đồng lên 90.000 đồng/kg, thịt nạc thăn tăng từ 95.000 đồng lên 100.000 đồng/kg, xương sườn tăng từ 75.000 đồng lên 90.000 đồng/kg…
 
Các loại hải sản tươi sống tăng giá đáng kể, trong đó: cá trắm cỏ chọn khúc có giá bán từ 70.000 - 100.000 đồng/kg (tăng 10%), cua đồng từ 100.000 đồng tăng lên 120.000 đồng/kg, trạch chấu từ 100.000 lên 110.000 đồng/kg; ngao từ 40.000 đồng lên 45.000 đồng/kg, mực tươi tăng từ 130.000 đồng lên 150.000 đồng/kg, tôm sú loại to ngon từ 310.000 đồng lên 320.000 đồng/kg…
 
Chị Nguyệt - tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) cho biết: “Rét mướt thế này dân buôn chạy chợ ít nên khan hàng lắm. Bình thường nhà tôi lấy ở lò 2 con về bán lẻ buổi sáng thì nay chỉ tranh nhau mới được 1 con. Giá thịt lò giao tăng đã đành, nhưng "dầm" mình chạy mua lợn dưới trời mưa rét thì cũng phải công vận chuyển lên 1 chút cho bõ…”
 
Giá thịt lợn tăng mạnh nhất trong nhóm thực phẩm tươi sống 
 
Thực tế, nguyên nhân là do thời tiết bất lợi khiến cho thực phẩm khan hiếm là rõ ràng nhưng một phần không nhỏ là do các tiểu thương tự ý đẩy giá lên.
 
Cô Xuân (ở phường Bưởi, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Kinh nghiệm đi chợ nhiều năm nay của tôi là cứ khi trời mưa gió hay chuyển mùa là giá cả ngoài chợ chắc chắn thay đổi, có thể chỉ là tăng nhất thời nhưng cũng có thời điểm tăng kéo dài.
 
Mấy ngày nay đi chợ trời mưa đã khổ, nhưng đến chợ còn phải nhanh chân nhanh tay mà lao vào tranh mua thực phẩm. Mình đi mua còn ngại thì giá người ta bán cao hơn cũng là chuyện dễ hiểu thôi, qua đợt mưa rét này giá thực phẩm sẽ giảm xuống”.
 
 
 
                                                                                        Theo DanTri

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục