Mấy tuần qua những ai cần đến ngoại tệ (khách đi du lịch, gia đình có con em đi học ở nước ngoài) thật lao đao. Ngân hàng không bán. Thị trường chợ đen bị đóng băng và rút vào hoạt động “bí mật”.

 

Người ta kiến nghị để giải quyết ách tắc này, ngân hàng hãy bán ngoại tệ cho những người có nhu cầu theo giá niêm yết và tính thêm phí. Nói thẳng ra là, người bán và người mua hãy bán và mua theo giá thoả thuận. Nếu được thoả thuận giá như vậy thì chắc chắn người bán (ngân hàng) sẽ vui lòng bán (vì họ sẽ có lời một cách hợp pháp) và người mua cũng đỡ vất vả mà chẳng phải vẽ ra các loại phí này nọ để “hợp pháp hoá”, để lách “quy định”.

Vấn đề là các ngân hàng có được phép làm vậy hay không? Chừng nào các ngân hàng còn chưa được làm như vậy, thì thị trường ngoại tệ chợ đen sẽ vẫn tồn tại, dẫu có cấm đoán đến thế nào cũng không loại trừ được. Và việc cấm đoán chỉ càng gây thêm rắc rối.

Hãy buộc các ngân hàng phải tính toán trên cơ sở thị trường. Nếu vẫn quản lý theo cách hiện nay thì không những các ngân hàng phải phí thời gian nghĩ cách “lách” mà nguy hại hơn là, những người làm ngân hàng sẽ bị hư đi, không hoạt động một cách chuyên nghiệp theo đúng nghĩa và làm sao mà có thể hội nhập nghiêm túc được.

Ở bất cứ đâu nếu dùng các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường thay cho các công cụ của bản thân thị trường thì trục trặc xảy ra, thị trường hoạt động một cách méo mó. Khi thị trường đã hoạt động một cách méo mó trong thời gian dài, cung cách hoạt động của nhân viên và lãnh đạo các ngân hàng thương mại trở thành “nếp” thì nguy hại vô cùng.

Hãy minh hoạ bằng một thí dụ khác đã trở thành căn bệnh trầm kha khó giải quyết. Ở tất cả mọi nơi, việc gửi tiền có kỳ hạn và rút trước hạn đều bị phạt (và điều này Nhà nước có thể quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật) và cả ngân hàng và những người gửi tiền đều phải tuân theo. 

Đấy là một quy định rất quan trọng. Việc gửi tiền tạo thành một hợp đồng giữa người gửi và ngân hàng. Nếu người gửi rút trước hạn là vi phạm hợp đồng, và có thể gây ra rủi ro lớn cho hoạt động của ngân hàng (chính vì thế nên mới có quy định của Nhà nước).

Ở ta cũng đã có quy định như vậy từ lâu. Thế nhưng các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau quá đáng và đã nghĩ ra đủ kế, đủ loại sản phẩm tiết kiệm (để cho người gửi có thể rút bất cứ lúc nào) mà vẫn không bị Ngân hàng Nhà nước ngăn chặn. Tình hình đã đến mức báo động. Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều lần nhắc nhở, nhưng cũng chỉ là nhắc nhở, trên bảo cấm nhưng dưới vẫn làm.

Rồi gần đây Ngân hàng Nhà nước lại ra Thông tư số 04/2011/TT-NHNN quy định lãi suất áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng thì chỉ được hưởng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất (vẫn không bị phạt). Quy định này cũng chẳng hề mới so với các quy định tương tự mà Ngân hàng Nhà nước đã ban hành từ lâu rồi.

Không biết lần này có thực hiện nghiêm không. Hay cũng lại như trước, ngân hàng nhà nước bảo không, nhưng các ngân hàng thương mại vẫn làm.

Mấy ngày qua có nhiều ngân hàng thương mại đã vẽ ra các sản phẩm “mới”, mà vẫn là để câu khách theo kiểu cũ rích chẳng hề mới gì: lãi suất linh hoạt chỉ có tăng, rút vốn bất cứ lúc nào rất “linh hoạt”. Hai bên cũng tự “thoả thuận” đấy chứ, nhưng sự tự thoả thuận này vi phạm quy định của pháp luật.

Trên bảo dưới không nghe. Đấy là lỗi của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu đã quy định, và quy định ấy ai cũng thấy là đúng, là phù hợp với thông lệ quốc tế, để góp phần bảo vệ chính các ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống ngân hàng, mà không thực thi nghiêm và để cho các ngân hàng làm vẫn làm theo nếp cũ tai hại, thì lỗi là của chính Nhà nước, của chính Ngân hàng Nhà nước.

Tạo khung khổ pháp lý, buộc thực thi các quy định do Nhà nước đặt ra, buộc các bên thi hành các thoả thuận (hợp đồng) tư của mình, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà nước. Nếu Nhà nước không làm tốt việc đó nhà nước đó là nhà nước không hoàn thành trách nhiệm của mình.

Việc để các ngân hàng bán ngoại tệ cho dân theo giá thoả thuận, không gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng như việc rút tiền gửi trước kỳ hạn nêu trên, vì thế nhà nước hãy để cho họ tự thoả thuận.

 

                                                                        Theo Báo Laodong

 

Các tin khác

Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu.
Không có hình ảnh
Ông Nguyễn Đức Minh, PGĐ Sở KH&ĐT, Trưởng BQLD Dự án giảm nghèo 2 tiếp thu các ý kiến phát biểu
Xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) trồng rau, màu trên đất lúa bị hạn mang lại hiệu quả cao.

Đà Bắc: Chủ động Giữ nước để sản xuất bền vững

(HBĐT)- Xóm Bản Hạ và U Quang là hai xóm khó khăn nhất của xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Do địa hình nhiều đồi núi dốc nên hàng năm thường xảy ra thiếu nước nuôi lúa. Sau mỗi trận mưa, nước lại thoát ra ngoài suối. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi cấy xong UBND xã tuyên truyền vận động các hộ gia đình tận dụng mọi nguồn nước để đưa vào ruộng; dùng cây tre, nứa làm guồng nước để bơm từ suối vào ruộng. Để giữ nước các hộ be bờ ruộng cẩn thận, nện đất chặt để nước không thoát ra ngoài.

Điều chỉnh trên 1.160 ha đất rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất

(HBĐT)- Đó là nội dung vừa Công văn số 288/BNN-TCLN của Bộ NN& PTNT về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh. Theo đó, Bộ nhất trí với đề nghị của UBND tỉnh về việc điều chỉnh 1.160,3 ha đất rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất để phát triển KT- XH địa phương. Diện tích rừng phòng hộ này nằm rải rác trên địa bàn 7 huyện của tỉnh, thuộc cấp phòng hộ ít xung yếu, có vị trí thuận lợi giao thông và khu dân cư.

Kinh nghiệm nuôi ếch của ông Vòng

(HBĐT)- Nắm bắt thấy ếch là một mặt hàng mới, thuộc loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất đạm, chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, cho lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ông Trần Văn Vòng, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) đã mạnh dạn đầu tư nuôi ếch. Theo giới thiệu của người bạn, ông Vòng đã về tận tỉnh Hà Tĩnh để mua ếch giống.

Giá sữa tăng – người tiêu dùng lo lắng

(HBĐT)- Từ đầu tháng 3/2011, việc các siêu thị, đại lý trên địa bàn thành phố Hoà Bình tăng giá bán các loại sữa bột nhập ngoại trung bình từ 5 – 18% đã làm cho người tiêu dùng lo lắng khi “hầu bao” của gia đình bị thâm hụt. Theo ông Hoàng Đức Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Sữa cũng chỉ là một trong những sản phẩm bị tăng giá trên thị trường hiện nay. Trước những biến động tăng giá vàng, giá USD và giá điện, xăng, dầu thời gian qua, nhiều nhà phân phối sữa ngoại tại Việt Nam đồng loạt tăng giá sữa. Các cửa hàng, đại lý, siêu thị phải điều chỉnh giá bán theo giá niêm yết của nhà phân phối.

Chỉ số tiêu dùng tháng 3 tăng 1,43%

(HBĐT)- Theo Cục Thống kê tỉnh, quý I/2011 giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh biến đổi theo chiều hướng thất thường.

Kim ngạch xuất khẩu quí I/2011 đạt 19,2 tỷ USD

Theo thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, xuất khẩu trong tháng 3/2011 đạt trên 7 tỷ USD tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010 và nhập khẩu là 8,2 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục