(HBĐT) - Tân Thành là xã nằm ở phía tây nam của huyện Lương Sơn. Những năm trước, đời sống của nhân dân trong xã gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đời sống của nhân dân có nhiều chuyển biến, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc. Trong đó, nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ góp phần quan xóa đói - giảm nghèo.
Để sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 đạt hiệu quả, xã Tân Thành tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để nâng cao đời sống cho người dân. Trong đó, tập trung vào đầu tư các hạng mục công trình như: đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa, công trình nước sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi, điện... nhằm mục đích xóa đói - giảm nghèo cho người dân trong xã. Sau 5 năm (2006 - 2010), thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn xã Tân Thành có tổng nguồn vốn đầu tư các hợp phần gần 6 tỉ đồng. Trong đó đầu tư gần 4 tỉ đồng xây dựng 3 công trình giao thông cứng hoá được 1,5 km đường giao thông nông thôn với số vốn đầu tư gần 1,5 tỉ đồng và 5 công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất gồm: 4 tuyến mương cứng hoá, 1 công trình thoát lũ với số vốn đầu tư trên 2,4 tỉ đồng, từ đó góp phần vào phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá gói hỗ trợ sản xuất dành gần 800 triệu đồng hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển sản xuất hàng chục tấn phân bón, thuốc trừ sâu, tập huấn chuyển giao KHKT cho người dân, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo. Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho con hộ nghèo đi học, cải thiện VSMT cho hộ nghèo và hỗ trợ VHTT và trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức cho người dân. Cũng chính từ nguồn vốn Chương trình 135, xã Tân Thành đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, mắc điện nhánh rẽ, xây nhà vệ sinh... cho đồng bào nghèo.
Từ kết quả của Chương trình 135 ở Tân Thành cho thấy, các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư trên địa bàn xã đem lại hiệu quả thiết thực và hợp lòng dân. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện, người nông dân từng bước tiếp cận với máy móc phục vụ nông nghiệp và kiến thức KHKT. Cảnh thiếu ăn vào mùa giáp hạt nay không còn nữa, góp phần tỷ lệ hộ nghèo từ 55,12% (năm 2006) giảm còn 21,26% (năm 2010) và nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 3,9 triệu đồng/người (năm 2006) lên 5,9 triệu đồng/người (năm 2010).
Hải Linh
(HBĐT) - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội quí I /2011 toàn tỉnh ước đạt 1.559, 82 tỷ đồng, so với cùng kỳ quí I /2010 tăng 10,90%.
(HBĐT)- Theo Sở Công thương, trong quý I/2011, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 1.383,7 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2010, đạt 24,06% kế hoạch năm.
(HBĐT)- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là Dự án 661) được triển khai tại huyện Đà Bắc từ năm 1999 ở 9 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên trong vùng dự án hơn 35.000 ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp hơn 31.000 ha. Sau 12 năm thực hiện với tổng cộng hơn 1.500 lượt hộ dân tham gia, dự án hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong trồng, bảo vệ rừng.
(HBĐT)- Trong 3 tháng đầu năm nay, Chi cục Thú y đã triển khai kiểm dịch được 59.199 com trâu, bò, lợn; 878.106 con gia cầm và 1.810.907 quả trứng. Kiểm soát giết mổ 39.717 con trâu, bò, lợn. Tại 12 chốt kiểm dịch (10 chốt của tỉnh và 2 chốt của huyện) đã kiểm soát được: 687 xe ô tô, 3.245 xe máy, 227 con trâu bò, 17.092 con lợn, 92.306 con gia cầm, 313.840 quả trứng, 680 con động vật khác, kiểm tra 10.850 kg lòng trâu, bò.
Từ ngày 1-4-2011 sẽ có 9 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm được đưa vào bình ổn giá; tổng mức vốn thực hiện chương trình bình ổn giá tại TPHCM là 412 tỷ đồng; cơ chế điều hành giá hàng bình ổn sẽ linh động hơn so với năm 2010. Đây là kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng tại cuộc họp với các sở, ngành chức năng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012 vào chiều qua, 28-3.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến 31/3, thời hạn các doanh nghiệp (DN) phải hoàn tất hóa đơn tự in để đưa vào sử dụng. Thế nhưng, vẫn còn nhiều DN vướng và chưa thể hoàn thành, trong đó sẽ có khoảng 2.000 DN không thể chạy kịp tiến độ. Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế hiện cũng đang chạy nước rút để "gỡ" cho DN.