Mô hình trồng rừng kinh tế cao, quy mô 5,3 ha tại xã Đồng Tâm phát triển tốt

Mô hình trồng rừng kinh tế cao, quy mô 5,3 ha tại xã Đồng Tâm phát triển tốt

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên 31.952, 7 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 21.509,3 ha, chiếm 67,3%. Huyện đã xác định phát triển ngành lâm nghiệp là một thế mạnh, đặc biệt là vùng sâu, xa.

 

Giá trị của rừng đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại giá trị kinh tế không nhỏ cho nhân dân. Từ đó, huyện đã có nhiều các chương trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp như: công tác tuyên truyền, tập huấn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, xa, phát triển hệ thống đường lâm nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển lâm nghiệp. Năm 2010, huyện hỗ trợ trên 300 triệu đồng xây dựng mô hình trồng rừng kinh tế cao 11, 3 ha tại các xã: Đồng Tâm, Liên Hoà, Đồng Môn với cơ cấu cây trồng như: lát hoa, sưa đỏ, ngân hoa, xà cừ…. Hỗ trợ cây giống trồng cây phân tán, kinh phí xây dựng vườn ươm cây giống. Trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy - chữa cháy rừng đầu tư vốn xây dựng đường băng xanh cản lửa tại xã Đồng Tâm, cấp kinh phí hoạt động cho hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy - chữa cháy rừng tại các xã, thị trấn.

 

Thành lập ban phát triển rừng từ huyện đến xã; các thôn, xóm thành lập các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng, nhân dân thường xuyên được tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó, ý thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng từng bước được nâng lên. Hạt Kiểm lâm phối hợp với các ngành, xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát rừng, từ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn ổn định, trên địa bàn không có các tụ điểm phá rừng, cháy rừng lớn xảy ra. 12 năm qua (1999 – 2011), huyện đã xử lý 399 vụ vi phạm lâm luật, thu nộp ngân sách Nhà nước 668, 54 triệu đồng

 

Trong 12 năm thực hiện dự án trông mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) tổng vốn đầu tư 10.060 triệu đồng. Diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, bình quân mỗi năm, toàn huyện trồng được từ 650 - 750 ha/năm. Qua 12 năm thực hiện dự án, tổng diện tích đầu tư  hỗ trợ của dự án cho trồng rừng 1.820 ha (trồng rừng phòng hộ: 596,1 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất 1.223,9 ha), bình quân mỗi năm hỗ trợ trồng rừng 151 ha; diện tích đầu tư khoanh nuôi, bảo vệ rừng, khoanh nuôi có trồng bổ sung rừng phòng hộ 5.954,3 ha, khoán bảo vệ rừng 1.524, 7 ha. Dự án đã góp phần nâng cao độ che phủ tự nhiên của rừng (năm 1998: 45,6%; năm 2010: 56% tăng 10,4%). Rừng đã phát huy được khả năng phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt, thảm thực vật tích trữ được nước, rừng đã bảo vệ tốt cho các công trình thuỷ lợi, hồ, đập nước, góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt, môi trường khu vực được cải thiện đáng kể.

 

Ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Bằng nhiều các chính sách phát triển sản xuất đồng bộ, từng bước lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất. Do đó, diện tích đất rừng từng bước được phủ xanh, công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng có hiệu quả. Từ xã hội hoá nghề rừng, Dự án đã góp phần tạo bước chuyển biến tích cực, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh trật tự, nâng cao thu nhập, giúp ổn định đời sống của nhân dân trong vùng dự án bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhân dân trong vùng dự án đã từng bước nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng. Dự án đã mở ra hướng xây dựng mô hình kinh tế đồi rừng với quy mô hộ gia đình cho thu nhập cao, ổn định và sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp. Số người có thu nhập từ rừng trong vùng dự án 35.415 người, tính đến năm 2010 thu nhập bình quân trong vùng dự án đạt từ 9,5 - 11 triệu đồng /người /năm.

 

                                                                                    Đinh Th¾ng

 

 

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục