Dự báo xu hướng giảm điểm trên thị trường chứng khoán vẫn còn tiếp tục diễn ra trong tuần này dù có một số phiên giằng co do tâm lý thận trọng và lòng tham của nhà đầu tư

Mặc dù đã giảm điểm suốt tuần qua với tổng số điểm mất lên đến hơn 46,8 điểm, tương đương gần 10%, thế nhưng, phiên giao dịch đầu tuần này (23-5), thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc với cường độ mạnh hơn. VN-Index giảm thêm 3,48% sau khi mất 15,05 điểm, còn 417,82 điểm; HNX-Index giảm 2,48 điểm, lùi về 74,5 điểm.
Nhà đầu tư đến sàn ngày càng thưa thớt vì giá chứng khoán liên tục giảm. Ảnh: HỒNG THÚY

Cổ phiếu bất động sản… đổ sàn

Mở cửa phiên giao dịch, đà giảm điểm của thị trường từ tuần trước vẫn còn,  kéo VN-Index giảm 3,13 điểm sau khi đóng cửa đợt 1, tiến gần ngưỡng kháng cự 420 điểm. Hiện tượng này khiến nhà đầu tư trở nên lo lắng và làn sóng đẩy mạnh bán ra ở mức giá sàn đã thể hiện rõ ngay khi vào đợt 2 (đợt giao dịch liên tục) và kéo dài đến cuối phiên. Toàn sàn TPHCM có tổng cộng 206/289 mã giảm giá, trong đó có 108 mã giảm sàn, 49 mã đứng giá, chỉ 34 mã tăng giá.

Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nội đang lo lắng về sự “tháo chạy” của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo chỉ số  khi VN-Index được áp dụng cách tính mới, đồng thời lo lắng về sự an toàn hệ thống tài chính của các công ty chứng khoán… là một trong những nguyên nhân chính kéo chứng khoán giảm mạnh.

Điều đáng chú ý là hầu hết các mã blue-chips, cổ phiếu thuộc nhóm ngành chứng khoán và bất động sản đồng loạt giảm sàn hoặc gần sàn trong phiên này. Cụ thể, 4 mã “tứ trụ”, được mệnh danh là cột đỡ của thị trường, đã đồng loạt giảm sàn (BVH còn 74.000 đồng, MSN còn 92.500 đồng, VNM còn 103.000 đồng và VIC còn 107.000 đồng). Cổ phiếu của các công ty chứng khoán SBS, SSI… cũng nằm sàn khi đóng cửa. Đáng chú ý, sự giảm điểm mạnh mẽ nhất trong phiên này là các mã thuộc ngành bất động sản, khi hầu hết đều giảm hết biên độ, gồm: HAG, KBC, ITA, ITC, LCG, LGL, SJS…

Ông Lương Biện Nhân Quyền, trưởng bộ phận tư vấn khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Mekong, cho rằng bất động sản và chứng khoán là hai ngành liên quan mật thiết với nhau. Thông tin tháng 6 sẽ là thời điểm đáo hạn nợ của các công ty bất động sản, trong khi lãi suất đang ở mức cao và không có khả năng giảm sớm khiến các doanh nghiệp bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Tương tự, các công ty chứng khoán cũng đang “đứng ngồi không yên” vì thị trường liên tục suy giảm, nguy cơ thua lỗ kéo dài… Chính vì vậy, cổ phiếu của hai ngành này giảm mạnh là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, theo ông Quyền, chỉ số giá tiêu dùng ở hai TP lớn (Hà Nội và TPHCM) vừa được công bố dù mức tăng có thấp hơn mức tăng tháng trước nhưng vẫn còn khá cao, chính vì vậy, nhiều người dự báo khả năng thắt chặt tiền tệ, đặc biệt là các lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán và bất động sản sẽ còn tiếp tục kéo dài.

Vẫn còn áp lực ở phía trước

Trưởng bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, ông Nguyễn Hắc Hải, cho rằng: Sau một tuần giảm điểm khá mạnh, tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa ổn định. Trong khi đó, với thông tin VCB sẽ niêm yết toàn bộ cổ phiếu khiến nhiều nhà đầu tư trong nước lo ngại khối ngoại sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư đối với những mã có vốn hóa lớn. Vị trí các mã “tứ trụ” có thể thay đổi nên nhiều nhà đầu tư  “chạy” trước các mã cổ phiếu lớn đang nắm giữ, kéo thị trường giảm theo...

Một chuyên gia tài chính cũng cho rằng điều lớn nhất của thị trường hiện nay là trong một thời gian khá dài, thị trường giao dịch khá trầm lắng, đến nay, nhà đầu tư đã thực sự hoài nghi về sự phục hồi của thị trường. Cùng với đó là nỗi lo về an toàn hệ thống tài chính, đặc biệt là ở một số công ty chứng khoán. “Chỉ có thể kỳ vọng thị trường giảm ít hơn trong những phiên tới chứ chưa thấy yếu tố tích cực “đẩy” thị trường tăng. Và nếu có hồi phục nhẹ thì cũng do tâm lý chứ không phải đến từ yếu tố nội tại của nền kinh tế”- chuyên gia này khẳng định. 

Trên thực tế, cũng đã có một số nghi vấn về việc giải chấp đã dẫn đến việc bán ra ồ ạt cổ phiếu. Thế nhưng, theo các chuyên gia, yếu tố này không phải là nhiều. Bởi thời gian gần đây, thị trường không còn nhiều yếu tố hấp dẫn khiến các nhà đầu tư sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính như trước. Điều quan trọng nhất của thị trường hiện nay là chờ đợi một tín hiệu khả quan từ yếu tố vĩ mô, điều hành chính sách. Khuyến cáo các nhà đầu tư của mình, các công ty chứng khoán đều cho rằng cần thận trọng và quan sát kỹ trước khi mua vào.
 
                                                                                Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tiện ích hơn với thẻ HDBank MasterCard

Bình ổn giá - có làm được?

Cứ mỗi khi lạm phát gia tăng, giá cả biến động leo thang, thì phải “bình ổn giá”. Nhà nước đổ tiền hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá (dẫu đó là các doanh nghiệp thương mại hay sản xuất, mà có lẽ chủ yếu là các công ty thương mại).

Vụ “thua lỗ vẫn phải nộp thuế”, thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn:

Luật đã lạc hậu! TT - Xung quanh những bất hợp lý của Luật thuế thu nhập cá nhân đối với đầu tư chứng khoán, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho biết sẽ nghiên cứu sửa đổi nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhà đầu tư. Ông Tuấn nói:

Giải quyết vướng mắc trong giải phóng mặt bằng KCN bờ trái sông Đà

(HBĐT) - Khu công nghiệp bờ trái sông Đà có diện tích 86 ha, trong đó có 50 ha đã đã giao cho các doanh nghiệp triển khai dự án SX-KD. Còn lại 36 ha do Công ty Sông Đà - Thăng Long đang triển khai đầu tư hạ tầng.

Ngân hàng CS - XH huyện Lương Sơn: Hỗ trợ người nghèo sử dụng vốn hiệu quả

(HBĐT) - Anh Trần Quốc Vũ, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn cho biết: Để đồng vốn đến tay hộ nghèo đạt hiệu quả cao, cán bộ Ngân hàng CSXH huyện luôn năng động từ nếp nghĩ đến cách làm, thể hiện qua việc tìm mô hình cho vay hiệu quả theo từng địa bàn cũng như nhu cầu vay vốn của người dân.

Lạc Thủy chú trọng phát triển kinh tế trang trại

(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có trên 31.000 ha đất tự nhiên bao gồm đồi rừng, mặt nước và lao động dồi dào, thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại. Trong những năm qua, kinh tế trang trại của huyện phát triển mạnh tăng dần về số lượng và từng bước nâng cao hiệu quả SX-KD. Hiện, toàn huyện có 224 trang trại bao gồm trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và trang trại tổng hợp đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện.

HTX đồ mộc dân dụng Đức Thịnh sản xuất - kinh doanh an toàn, hiệu quả

(HBĐT) - Trong cái nóng gay gắt của mùa hè nhưng không khí lao động tại xưởng SX đồ mộc dân dụng của HTX SX-KD mộc dân dụng Đức Thịnh, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) vẫn nhộn nhịp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục