Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho rằng yêu cầu về nguồn gốc ôtô nhập khẩu không phải là một biện pháp hạn chế thương mại. Thứ trưởng Biên lấy ví dụ, hàng triệu xe Toyota bị thu hồi trên thế giới vì lỗi dính chân ga, nhưng ở Việt Nam thì Toyota Việt Nam bảo không có trách nhiệm vì không nhập còn DN nhập khẩu thì không có điều kiện sửa chữa.

 

Theo Thông tư 20 vừa được Bộ Công Thương ban hành, kể từ ngày 26/6 tới, các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống ngoài việc thực hiện các qui định hiện hành sẽ phải nộp bổ sung một số giấy tờ thủ tục bắt buộc. Thông tư này ngay lập tức đã bị các nhà nhập khẩu ôtô không đồng thuận. Thậm chí họ còn triệu tập một cuộc "họp khẩn" tại Hà Nội vào ngày 24/5, trong đó ít nhất đã có 50 DN đồng loạt ký vào đơn phản đối thông tư trên và cho biết sẽ gửi đơn kiến nghị lên Bộ Công Thương đề nghị xem xét lại thông tư trên.

Trước những quan điểm trái chiều liên quan đến việc thực hiện Thông tư 20, siết chặt các qui định về nhập khẩu ôtô từ 26/6, chiều 26/5, phóng viên báo chí đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên.

Từ 26/6, chỉ có đại lý chính hãng của nhà sản xuất được nhập khẩu ô tô.

PV: Thưa Thứ trưởng, hiện các nhà nhập khẩu ôtô trong cả nước cho biết đã gửi văn bản kiến nghị lên Bộ về Thông tư 20. Xin Thứ trưởng cho biết quan điểm của Bộ về vấn đề này?

TT Nguyễn Thành Biên: Hiện tôi chưa nhận được văn bản cũng như kiến nghị nào. Tuy nhiên, tôi khẳng định Bộ Công Thương không có biện pháp hạn chế thương mại, không đưa ra khống chế về số lượng xe nhập khẩu, cũng như các qui định trái với yêu cầu của WTO.

Chúng tôi chỉ đưa ra các yêu cầu làm lành mạnh hóa thị trường, tăng chất lượng phục vụ, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo an toàn giao thông. Việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa là yêu cầu không phải chỉ Việt Nam đặt ra, mà các nước lớn trên thế giới đều có qui định, thậm chí rất ngặt nghèo.

Đơn cử hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường khác, nếu là gỗ họ yêu cầu phải làm rõ khai thác từ đâu, rừng tự nhiên hay rừng trồng, trồng bao giờ, có được phép khai thác không. Hay thủy sản thì nuôi ở ao, hồ nào; hoa quả cũng truy xuất trồng ở vườn nào, ai là chủ, có đảm bảo chất lượng không. Bởi vậy, những yêu cầu chúng ta đưa ra với ôtô nhập khẩu là rất "tối thiểu".

Chẳng qua chỉ là qui định lại cho chặt, bởi trong thời gian vừa qua chúng ta chưa thực hiện 1 cách nghiêm túc. Tôi có thể lấy ví dụ, năm ngoái, hàng triệu xe Toyota bị thu hồi trên thế giới vì lỗi dính chân ga, nhưng ở Việt Nam thì sao.

Toyota Việt Nam bảo chúng tôi không chịu trách nhiệm, không bảo hành, sửa chữa gì xe đấy, vì họ không nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu thì không có điều kiện để sửa chữa, chỉ nhập khẩu thuần túy, có phương tiện bảo hành bảo dưỡng gì đâu. Vậy thử hỏi quyền lợi của khách hàng để đâu, ai chịu trách nhiệm về an toàn giao thông?

Ai muốn kinh doanh thì buộc phải đáp ứng những yêu cầu của nhà nước. Cái này đã nói rất rõ trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng sẽ có hiệu lực vào 1/7. Đối với các phương tiện sản xuất trong nước chúng ta đã áp dụng các qui định từ lâu, trong khi xe nhập khẩu lại chẳng có ai chịu trách nhiệm cả.

PV: Vậy hiện nay Bộ Công Thương đã có rà soát nào về năng lực và khả năng đáp ứng yêu cầu của các DN nhập khẩu ôtô trong nước chưa?

TT Nguyễn Thành Biên: Cứ cho rằng hiện chúng ta có 1.700 DN, mỗi năm nhập khẩu khoảng 30.000 xe. Như vậy mỗi năm mỗi DN nhập khẩu chưa đến 20 xe, mỗi tháng nhập khoảng 2 xe. Điều này chứng tỏ thị trường phát triển quá manh mún, hình như người ta không biết làm gì thì đi nhập khẩu. Với số lượng nhập khẩu ít ỏi như thế thì không nói lên điều gì về giải quyết công ăn việc làm, chỉ là mục đích thương mại thuần túy.

Các DN ra đời và tham gia thị trường quá nhiều với dung lượng thị trường rất vừa phải, thì sự điều tiết lại là cần thiết. Nên tiến tới giai đoạn có những nhà nhập khẩu có khả năng phân phối, bảo trì, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng, không chỉ sản phẩm mà còn dịch vụ hậu mãi.

Tôi cho rằng chúng ta nên sàng lọc, giảm bớt đầu mối nhưng tăng chất lượng dịch vụ, để nguồn gốc xe hợp pháp, rõ ràng, nhất là với mặt hàng không chỉ liên quan đến chính người sử dụng mà còn liên quan đến những người tham gia giao thông.

PV: Các DN cho rằng thủ tục thực hiện sẽ rất phức tạp. Vậy việc hướng dẫn họ sẽ được Bộ thực hiện như thế nào?

TT Nguyễn Thành Biên: Từ nay đến lúc thực hiện thông tư còn hơn 1 tháng, chúng tôi đã phối hợp với Bộ Ngoại giao để có hướng dẫn đối với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài. Còn đối với các thủ tục xin giấy chỉ định hoặc ủy quyền của nhà phân phối, nhà sản xuất sẽ có hướng dẫn DN. Đây chỉ là những thủ tục đơn giản trong các qui định thương mại. Cần phải có giấy chứng nhận chính hãng, vì nhà nước không khuyến khích bán những hàng hóa xách tay, không rõ nguồn gốc, không có bảo hành bảo dưỡng.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 

                                           Theo CAND Online

Các tin khác

Địa điểm thực hiện giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư.
CCB Phạm Văn Yên giới thiệu về quy trình sản xuất gạch bê tông.
Không có hình ảnh
Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cảng Cát Lái, TP.HCM

Ðầu tư phát triển sản phẩm khác biệt, chiếm lĩnh thị trường trong nước

Phát triển sản phẩm mang tính khác biệt, có chất lượng cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tại thị trường trong nước là một trong những kinh nghiệm mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang áp dụng. Kinh nghiệm này giúp DN có thể chiếm lĩnh thành công thị trường trong nước nhờ sản phẩm được người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và chấp nhận.

Chứng khoán bất ngờ đảo chiều

Đầu phiên, thị trường tràn ngập sắc đỏ, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn nhưng sau đó, thị trường bùng lên mạnh mẽ với hàng loạt mã tăng trần

Cục Thuế tỉnh: quản lý chặt nguồn thu, giảm chi tiêu công

(HBĐT) - Triển khai những giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh giao Cục thuế tỉnh phấn đấu tăng thu ngân sách 1.435 tỷ đồng (chưa tính các khoản thu ngoài cân đối), tăng 2,5% so với dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh tăng 11,2% so với Chính phủ giao.

Tiết kiệm để tránh lao đao thời tăng giá

(HBĐT) - Giá cả nhiều loại hàng hóa tiếp tục tăng cao, nhất là đối với hàng hoa quả, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện máy. Trong lúc này, người tiêu dùng càng cần có những điều chỉnh hợp lý, lưu ý cắt giảm các khoản chi phí sinh hoạt không cần thiết.

Tháng 5, chỉ số tiêu dùng tăng 0,82%

(HBĐT) - Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 so với tháng trước bằng 100,82% (tăng 0,82%). Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,40%; nhóm bưu chính - viễn thông giảm 1,12%, còn lại các nhóm tăng giao động trong khoảng từ 100-103,21%.

HDBank: Đã tìm được "tỷ phú” sở hữu 1,5 tỷ đồng

Những năm qua, HDBank đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, gặt hái được nhiều thành công lớn. Trên nền tảng những thành quả đã đạt được, HDBank tiếp tục nỗ lực đem đến cho khách hàng những lợi ích cao nhất thông qua các sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn hảo theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục