Để thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn, NHCSXH huyện Cao Phong đã giao dịch tại xã. Ảnh: một buổi giao dịch tại xã Yên Lập.
(HBĐT) - Anh Nguyễn Tuấn Ngọc, Phó giám đốc NHCSXH huyện Cao Phong cho biết: cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống NHCS, ngân hàng CSXH huyện Cao Phong đang triển khai 8 chương trình vay vốn cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội, hộ dân trong vùng khó khăn đó là các chương trình vốn cho hộ nghèo, vốn sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn, vốn giải quyết việc làm, vốn nước sạch và vệ sinh môi trường, vốn xuất khẩu lao động, HS-SV và hộ nghèo xây dựng nhà ở... Tất cả nguồn vốn chủ yếu nhằm giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống và đầu tư sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện, một trong những đơn vị nhận uỷ thác của Ngân hàng khẳng định: mặc dù nguồn vốn nhỏ nhưng đã thực sự mang lại hiệu quả lớn. Tính đến thời điểm này, hầu hết 100% hội viên CCB nghèo của huyện đã được vay vốn và hướng dẫn sử dụng đồng vốn có hiệu quả nên đã từng bước thoát nghèo.
Anh Bùi Thanh Xây là hội viên CCB nghèo thuộc chi hội CCB tiểu khu 9 – TT Cao Phong. Trước đây, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo do anh thiếu đất canh tác nên quanh năm chỉ trông chờ vào 2 vụ lúa và đi làm thuê. Từ khi, Cao Phong chủ trương phát triển mía trở thành cây chủ lực, anh mạnh dạn tín chấp qua chi hội nhận vay vốn để thầu đất trồng mía. Thắng lợi từ trồng mía, anh tiếp tục đầu tư vốn nuôi trâu, bò nhốt tại chuồng để tận dụng lá mía, phân trâu bón cho cây. Sau 5 năm vất vả, đến nay, gia đình anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, đàn trâu, bò phát triển lên 7 con với trị giá hàng chục triệu đồng. Gia đình anh Quách Văn Hướng ở xóm Thang, xã Yên Lập cũng là một trong những hộ đã thoát nghèo nhờ chính sách vay vốn ưu đãi của ngân hàng. Là xã vùng cao, đất trồng lúa ít, năng suất thấp, anh tận dụng diện tích đất vườn rộng để đầu tư trồng mía nhưng lại không có vốn. Được cán bộ ngân hàng về tư vấn, anh Hướng mạnh dạn vay 30 triệu đồng vốn giải quyết việc làm và hộ nghèo đầu tư trồng toàn bộ hơn 5.000 m2 đất để trồng mía, khai hoang thêm đất trồng keo tai tượng. Nhờ chịu khó, gia đình anh đã thực sự thoát nghèo và đã trở thành một trong những hộ khá của xã.
Mặc dù mỗi chương trình vay vốn chỉ được vay từ 10 - 20 triệu đồng nhưng đã thực sự giúp cho nhiều hộ nghèo có được hướng đi tích cực trong phát triển kinh tế. Tính đến thời điểm này, Ngân hàng đã cho vay với tổng dư nợ lên khoảng hơn 95 tỷ đồng, hơn 90% đối tượng hộ nghèo trong huyện được tiếp cấn với nguồn vốn.
Không dừng lại với kết quả đó, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong cũng đang nỗ lực để mở rộng đối tượng thụ hưởng tín dụng bằng huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm vay vốn. Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 5, tổng huy động vốn thông qua tổ tiết kiệm vay vốn đã đạt hơn 500 triệu đồng. Bằng nguồn vốn này, ngân hàng đã tăng thêm đối tượng thụ hưởng nguồn vốn, góp phần giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế, xoá đói -giảm nghèo.
Đinh Hòa
Từ ngày 4.8, mức thuế suất đối với thuốc lá “thuần nhất” hoặc “hoàn nguyên” sẽ tăng từ 30% lên 50
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xem xét, thẩm tra báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2011. Báo cáo này cho biết, mức tăng GDP của nền kinh tế trong nửa đầu năm 2011 là 5,6%; thấp hơn so với mức 6,16% của cùng kỳ 2010.
Chất lượng kém, giá trên trời… đó là những vấn đề thường gặp nhất khi đặt mua hàng qua truyền hình
(HBĐT) - Ngày 23/6, tại xã Lạc Long (Lạc Thuỷ), Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống ngô Sông Bôi phối hợp với UBND huyện Lạc Thuỷ, Trạm KNKL và UBND xã Lạc Long tổ chức trình diễn mô hình giống ngô LVN25 và SB09-9. Đến dự có đại diện Sở NN&PTNT, Viện nghiên cứu Ngô Trung ương, UBND các xã của huyện Lạc Thuỷ.
(HBĐT) - Thay thế bóng đèn đã cũ bằng loại bóng đèn tiết kiệm điện, dùng đèn bàn khi làm việc, không bật đèn chiếu sáng cả phòng, kiểm tra mức tiêu thụ điện năng của tủ lạnh và máy điều hòa để có cách sử dụng phù hợp… Nhiều người dân đã thực hiện mục tiêu tiết kiệm điện bắt đầu từ những thay đổi nhỏ khi sử dụng các thiết bị điện trong gia đình. Dần dần, thói quen tiết kiệm điện đã giúp họ kiểm soát tốt hơn khả năng tài chính. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp họ thích nghi với bối cảnh khan hiếm, tăng giá điện hiện nay.
(HBĐT) - Bí xanh là loại rau dạng ăn quả có giá trị kinh tế cao. Quả bí xanh dùng làm thực phẩm, ngoài ra còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bánh kẹo và nước giải khát, được coi là sản phẩm an toàn, có giá trị xuất khẩu cao. Để giúp bà con nông dân có thêm giống cây tốt đưa vào sản xuất thâm canh, Trạm KN-KL huyện Kỳ Sơn đã triển khai mô hình trồng bí xanh an toàn tại xã Dân Hạ với quy mô 5 ha, có 40 hộ dân tham gia. Các hộ tham gia được hỗ trợ 60% giống, 40% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.