Đường giao thông nông thôn xóm Tân Phong – xã Mãn Đức đã được bê tông hóa.

Đường giao thông nông thôn xóm Tân Phong – xã Mãn Đức đã được bê tông hóa.

(HBĐT) - Xã Mãn Đức (Tân Lạc) có 10 xóm, tổng số 1.039 hộ, 4.256 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Mường chiếm gần 80%. Với địa hình vùng thấp, có trục đường quốc lộ 12B đi qua và tuyến đường liên xã nối liền các xã vùng sâu của huyện giúp xã có thuận tiện trong đi lại, giao thương, buôn bán, vận chuyển hàng hóa các vùng, miền.

 

Từ năm 2004 đến nay, nhân dân trong xã đã tích cực hưởng ứng, thi đua thực hiện các chỉ tiêu, nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn.

 

Nhận thức của cán bộ, đảng viên và toàn dân về công tác giao thông nông thôn từng bước được nâng lên, Phong trào xây dựng và làm đường giao thông nông thôn được phát động sâu rộng, được toàn dân ủng hộ. Trên địa bàn xã, hệ thống giao thông gồm 1 trục đường liên xã đã được UBND tỉnh cấp vốn đầu tư rải nhựa với chiều dài 1 km, còn lại đang tiếp tục được đầu tư xây dựng. Các tuyến đường liên xóm, đường nội xóm có tổng chiều dài 18 km. Hàng năm, xã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phát động phong trào thi đua làm đường giao thông, phân công các thành viên trong BCĐ phụ trách từng đơn vị đi sâu, đi sát trong việc vận động nhân dân tham gia, góp ngày công làm đường giao thông nông thôn. Với việc huy động sức dân đóng góp hàng nghìn ngày công mỗi năm, các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã luôn được duy tu, bảo dưỡng, đường liên xã, liên xóm dần được mở rộng và nâng cấp, đảm bảo cho việc đi lại thuận tiện, tạo điều kiện giao lưu, giao thương hàng hóa góp phần thức đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

 

Đặc biệt, từ khi có chủ trương của Nhà nước về đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn bằng bê tông, Đảng ủy xã đã đề ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo các xóm tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức. Đông đảo nhân dân các xóm, xã đã đồng tình, ủng hộ chủ trương này. Trên cơ sở đó, xã lập kế hoạch trình cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng. Với phong trào này, xã cũng thành lập Ban chỉ đạo “xây dựng bê tông hóa đường giao thông nông thôn”. Các thành viên trong BCĐ phụ trách địa bàn phối hợp với Ban vận động các xóm tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp xây dựng. Bình quân mỗi năm, xã đã vận động nhân dân tự nguyện đóng góp trên 10 triệu đồng mua vật liệu xây dựng cùng hàng trăm ngày công lao động để bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Ngoài ra còn huy động được một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng trên địa bàn hỗ trợ nhân dân làm đường. Năm 2004, xã được đầu tư và vận động nhân dân đóng góp xây dựng được 1,5 km. Các năm tiếp theo, xã được đầu tư và vận động nhân dân đóng góp xây dựng được từ 1,5 – 2 km/năm. Tính đến nay, xã huy động nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cùng sự đóng góp của nhân dân trên địa bàn bê tông hóa được 10,5 km đường giao thông nông thôn, đảm bảo đi lại thuận tiện cho nhân dân.

 

Theo ông Quách Văn Thạo – Phó Chủ tịch UBND xã, phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn đạt được những kết quả đáng mừng là nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xóm, đảm bảo công khai, minh bạch các khoản đóng góp của nhân dân và các khoản chi phí trong quá trình xây dựng. Bên cạnh đó, phong trào được quan tâm phát động rộng khắp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên được phát huy, động viên kịp thời những tấm gương, điển hình trong phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn ở cơ sở. Mới đây, Sở GTVT đã đề nghị Bộ GT-VT tặng bằng khen cho cán bộ và nhân dân xã Mãn Đức vì có nhiều thành tích trong phong trào toàn dân làm giao thông nông thôn.

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xuất khẩu giày dép tăng cao nhất trong lịch sử

Theo Tổng cục Thống kê, giày dép đã xuất khẩu xấp xỉ gần 3 tỉ USD trong sáu tháng đầu năm 2011, tăng đến 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng tháng 6 đạt hơn 610 triệu USD. Đây cũng là tháng đầu tiên tính từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu giày vượt ngưỡng 600 triệu USD/tháng, cao nhất trong lịch sử ngành da giày từ trước đến nay.

Ðẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư

Mặc dù còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng tổng vốn thu hút FDI trong năm 2010 của Ðồng Nai vẫn khá ấn tượng với hơn 1,28 tỷ USD, đạt 171% kế hoạch năm. Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2010 và những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Ðồng Nai.

1.7, khởi động thị trường điện cạnh tranh: Chưa có thay đổi về giá bán điện

Sẽ chưa có thay đổi nào về giá điện bán đến người sử dụng điện trong cả năm 2011 khi thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm được vận hành.

KCN không chỉ “lấp đầy”...

Thay vì tiêu chí “lấp đầy”, sắp tới, quy hoạch KCX-KCN phải gắn liền quy hoạch phát triển đô thị, dịch vụ

Bưởi Năm Roi đang... “chịu đòn”

Tháng 9-2008, thông tin bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đạt chuẩn Global GAP làm nức lòng nông dân xứ bưởi nổi tiếng ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đây là giấy thông hành để nông sản thâm nhập các thị trường khó tính như EU, Mỹ… Thế nhưng niềm vui không trọn vẹn vì hiện nay bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã mất thương hiệu này…

Sức hút hàng Việt tại vùng nông thôn

(HBĐT) - Với tổng số hàng hóa bán lẻ tại mỗi phiên chợ Việt đạt bình quân 500 triệu đồng, hàng nghìn lượt người nô nức đến tham quan, mua sắm tại các gian hàng đủ thấy sức hút của hàng Việt với người dân các địa phương trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục