Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 222 tăng cường các biện pháp phòng- chống sạt lở trong mùa mưa bão đoạn dốc Cun, Quốc lộ 6. (Ảnh: Đức Phượng)
(HBĐT) - Trong những ngày đầu mưa bão tháng 6/2011, mặc dù lượng mưa tương đối lớn và kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, đặc biệt trên tuyến quốc lộ 6. Tuy nhiên, do Công ty ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 222 và các đơn vị trực thuộc luôn sẵn sàng về nhân lực, vật lực, khắc phục những sự cố nhỏ, đảm bảo tuyến quốc lộ 6 do đơn vị quản lý vẫn thông suốt, không để xảy ra tình trạng làm cản trở giao thông.
Để đảm bảo an toàn giao thông thông suốt trên tuyến quốc lộ 6, ngay từ đầu mùa mưa, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 222 đã xây dựng, triển khai phương án phòng, chống khắc phục hậu quả bão lũ và tìm kiếm cứu nạn. Theo đó, các vị trí sạt lở nhỏ trên tuyến gây ách tắc giao thông đã kịp thời được khắc phục.
Theo ông Nguyễn Phú Bồi, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 222, khi có bão lụt xuất hiện, các đơn vị được phân công đều cử người ứng trực 24/24h thường xuyên theo dõi diễn biến của bão lụt trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và Trung ương. Đồng thời, tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc chặt chẽ, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và chính xác số liệu thiệt hại do mưa, lũ gây ra nhằm lên phương án triển khai khắc phục hiệu quả nhất.
Cũng theo ông Nguyễn Phú Bồi, Công ty hiện quản lý tuyến quốc lộ 6 từ km 38- km 153. Trên tuyến hiện có nhiều điểm có nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến giao thông. Cụ thể, từ km 38 đến km 74, địa hình tuyến có nhiều ta luy dương, có thể xảy ra nguy cơ sụt lở gây ách tắc giao thông. Tuyến từ km 78-km 135, địa hình tuyến một bên là vách núi cao, bên kia là vực sâu. Đây là tuyến thường hay sạt lở về mùa mưa nhất. Đặc biệt, đoạn tuyến này mới được nâng cấp cải tạo, mái ta luy đường cao, chưa ổn định nên rất dễ xảy ra sạt lở lớn, làm ách tắc giao thông.
Để đảm bảo giao thông trên tuyến luôn được thông suốt, Công ty đã phân công trách nhiệm cho các phòng, đơn vị trực thuộc đảm bảo nhân lực, vật lực nhằm khắc phục những sự cố nhanh nhất. Cụ thể, đối với các đơn vị trực thuộc như Hạt 2 được phân công tổ chức các trạm phân luồng và điều hành giao thông khi có lệnh phân lũ đập sông Đáy và xả lũ sông Đà; tổ chức tốt phân luồng và điều tiết giao thông; thường xuyên kiểm tra tuyến, chú trọng khu vực dốc Cun từ km 78- km 82. Đối với Hạt 3 có trách nhiệm tổ chức hai chốt phân luồng và điều tiết giao thông khu vực ngã ba Mãn Đức từ km 101+120, đỉnh dốc Cun km 83+698 khi có sự cố xảy ra; thường xuyên kiểm tra các trọng điểm; khi có sự cố ách tắc giao thông phối hợp với Hạt giao thông Lạc Sơn, Đoạn Quản lý đường bộ I nắm bắt tình hình cầu đường để có phương án phân luồng phù hợp. Đối với Hạt 4, Công ty yêu cầu thường xuyên kiểm tra, tuần tra trên tuyến. Đồng thời, chú trọng các khu vực có nguy cơ sạt lở như đèo Thung Nhuối, tuyến K45 và khu vực km 141+100. Đây là những vị trí có nguy cơ sạt lở cao nhất. Khi có mưa to, bão lớn sạt lở tắc đường khu vực đèo Thung Khe, Thung Nhuối, K45…, lực lượng chỉ huy ứng cứu của Công ty không lên được, Hạt chủ động phối hợp với Hạt giao thông Mai Châu QL15 và Ban PCLB của huyện Mai Châu để xin chi viện.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Phú Bồi, trong trường hợp khi quốc lộ bị ách tắc do mưa lũ tại các vị trí trọng yếu, Công ty đã chủ động chỉ đạo tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông nhằm thông xe trên quốc lộ 6 sớm nhất.
Hồng Trung
(HBĐT) - Theo Ban Quản lý XDCB huyện Đà Bắc, hiện nay, công tác xây dựng cơ bản của huyện gặp phải khá nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nguyên nhân được cho là chủ yếu dẫn đến chậm tiến độ các công trình là công tác triển khai GPMB còn chậm. Hơn nữa, việc bố trí vốn cho kế hoạch của năm vẫn còn ít dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình.
(HBĐT) - “Khung thời vụ sít sao đòi hỏi bà con nông dân phải đẩy nhanh tiến độ làm mùa, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để chủ động kiểm soát nguy cơ, đảm bảo hiệu quả sản xuất” – ông Bùi Văn Dậy, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 354 HTX, trong đó có 125 HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản, 174 HTX CN-TTCN, 41 HTX dịch vụ, thương mại du lịch, 10 HTX vận tải, 4 quỹ tín dụng nhân dân. Nhìn chung, các HTX hoạt động tương đối ổn định, từng bước củng cố và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh – dịch vụ, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Tín hiệu giảm lãi suất đã có nhưng các ngân hàng (NH) thương mại vẫn còn đang “thăm dò” nhau vì chưa ai dám đi tiên phong.
Theo các chuyên gia kinh tế, tồn kho hàng hóa lớn là hệ quả của lạm phát và là một trong những biểu hiện đầu tiên của đình trệ kinh tế nên cần quan tâm tháo gỡ
Giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, tỉ giá cũng giảm, thế nhưng giá xăng dầu bán lẻ trong nước vẫn “bình chân như vại”. Nhiều chuyên gia cho rằng cần minh bạch hóa giá xăng dầu, trong đó phải kiểm toán độc lập xem có đúng mức lợi nhuận thấp như công bố hay không.