Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

"EVN hiện nợ 10 nghìn tỷ đồng tiền điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, riêng sáu tháng đầu năm tập đoàn này chịu lỗ hơn 3.000 tỷ đồng do giá điện hiện tại chưa đủ để EVN hoạt động có lãi."

 

Để thu hút vào ngành điện thì từ nay đến năm 2020 giá điện bình quân sẽ đạt 8,9 cent/kWh, tăng 3,7 cent/kWh so với giá hiện tại.

Thông tin trên được Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đưa ra tại buổi họp báo Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII), do Bộ Công Thương tổ chức chiều nay 3/8.

Mục tiêu cụ thể của quy hoạch điện VII là cung cấp đầy đủ nhu cầu điện trong nước, với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194-210 tỷ kWh, và đạt 330-362 tỷ kWh vào năm 2020.

Trong đó, sẽ ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối... từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020. Ngoài ra, việc phát triển năng lượng hạt nhân cũng từng bước được chú trọng, dự kiến sẽ đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam vào vận hành năm 2020...

Ngoài ra, trong chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi đến năm 2020 sẽ đảm bảo 100% hộ dân khu vực này được cấp điện.

Nhìn lại tổng sơ đồ điện VI trong giai đoạn vừa qua, nhiều dự án khi triển khai chỉ đạt trên 70% kế hoạch đề ra và theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thì những dự án chậm đó sẽ được chuyển tiếp sang tổng sơ đồ VII với tiến độ cũng được qui định cụ thể.

Dự kiến tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 vào khoảng 929.700 tỷ đồng, tương đương với 48,8 tỷ USD, trung bình mỗi năm cần khoảng 4,88 tỷ USD.

Để thực hiện thành công tổng sơ đồ VII, Thứ trưởng cho biết, có nhiều giải pháp nhưng việc tăng giá điện vẫn phải thực hiện nhằm bù đắp chi phí và thu hút đầu tư vào ngành điện.

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng chia sẻ, trong tổng sơ đồ điện VII, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho ba tập đoàn lớn là EVN, PVN và Tập đoàn Than khoáng sản chịu trách nhiệm chính về nguồn điện.

Ngoài ra, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn chịu trách nhiệm về lưới điện cũng như đảm nhận việc đưa điện về nông thôn.

“Nhưng ba khó khăn lớn nhất trong qui hoạch điện VII theo EVN là: vốn, giải phóng mắt bằng, nguồn năng lượng đầu vào là than và khí thì EVN cũng không chủ động được,” ông Thành nói.

Được biết, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch điện VII cũng nói rõ, các địa phương sẽ phải giành quĩ đất phục vụ cho công việc giải phóng mặt bằng liên quan đến các dự án thuộc tổng sơ đồ VII.

“Nhưng công tác giải phóng mặt bằng bao giờ cũng là vấn đề khó khăn,” Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bày tỏ.

Ông Vượng cũng nêu rõ, theo quyết định 24/2011/QĐ-TTG về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường được áp dụng từ ngày 1/6/2011 đã cho phép EVN điều chỉnh giá điện tăng không quá 5% với thời gian điều chỉnh giữa hai lần liên tiếp có thể chỉ sau ba tháng khi có sự biến động của các thông số đầu vào... kèm theo đề án phát triển điện lực mới sẽ là động lực cho việc đầu tư vào ngành điện.

“Mục tiêu giá điện đến 2020 là 8,9 cent, việc điều chỉnh thế nào sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định và phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô,” ông Vượng nói.

Liên quan đến các dự án thủy điện nhỏ, có công suất dưới 30 MW, trong tổng sơ đồ điện VI trước đây cũng khuyến khích đầu tư vào các dự án này, nhưng qua thời gian triển khai thì hiệu quả thu được rất thấp.

Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thì các dự án này cung cấp không nhiều điện nhưng việc đầu tư về lưới lại chiếm rất lớn. Bên cạnh đó, trong những thời điểm mưa bão thì nhiều thủy điện nhỏ đã gây ngập lụt cho địa phương.

Do vậy trong thời gian tới, việc qui hoạch điện VII mặc dù vẫn khuyến khích tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án nhưng Bộ Công Thương sẽ xem xét lại hiệu quả trước khi cấp phép.

Ngoài ra, việc nhập than cũng đã được tính tới, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, việc nhập khẩu từ một số nước như Indonesia, Australia đã được Tập đoàn Than khoáng sản xúc tiến nhằm bảo đảm đủ nguồn cho các nhà máy nhiệt điện vận hành./.

                                                                               Theo Vietnam+
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xã Bảo Hiệu chăm sóc diện tích lúa mùa trà sớm.
Không có hình ảnh

Mở rộng điểm bán hàng tại chợ rau quả Nghĩa Phương

(HBĐT) - Theo Ban Quản trị HTX Nghĩa Phương, hiện HTX đang triển khai mở rộng khu chợ phía giáp đường Điện Biên Phủ nhằm giảm bớt tình trạng người dân bán hàng lấn chiếm lòng đường quanh khu vực.

Thu qua xăng dầu: Càng nhiều khoản thu, càng lo thiếu minh bạch

Các khoản thu mà người tiêu dùng xăng dầu đang phải gánh chịu là phí xăng dầu, trích quỹ bình ổn giá xăng dầu. Từ đầu năm 2012, khi Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực sẽ phát sinh thêm một khoản thuế thu nữa qua xăng dầu. Và nếu như đề án quỹ bảo trì đường bộ được phê duyệt với phương án thu qua xăng dầu thì sẽ có đến 4 loại phí, thuế cùng được thu qua sản phẩm này.

Đổ xô vay... USD

Chênh lệch quá lớn giữa lãi suất cho vay VND và ngoại tệ khiến các doanh nghiệp đổ xô đi vay USD. Theo Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, trong bảy tháng đầu năm dư nợ ngoại tệ tăng đến 19,18%, gấp gần tám lần so với tăng trưởng tín dụng bằng VND.

Gia súc, gia cầm bị làm giá

So với đầu năm, giá heo hơi đã tăng 70%, giá gà tăng 100%. Theo các doanh nghiệp thực phẩm, mức tăng này là bất hợp lý, là do bị làm giá, kích giá

Vàng bất ngờ tăng và tiến gần mức giá kỷ lục

Chiều 2.8, giá vàng trong nước bất ngờ tăng thêm hơn 100 nghìn đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đang tiến sát mức giá kỷ lục mới được thiết lập hôm 30.7.

Thương mại trực tuyến VN đạt 6 tỷ USD vào 2015?

Nhiều chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp thanh toán trực tuyến toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet tại hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 2/8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục