Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) tận dụng những chân ruộng một vụ trồng bí xanh phát triển kinh tế gia đình.

Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) tận dụng những chân ruộng một vụ trồng bí xanh phát triển kinh tế gia đình.

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Là huyện có diện tích đất đồi và đồi rừng khá lớn, vì thế, nông - lâm nghiệp được xác định là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của huyện, chiếm tỷ trọng cao trong GDP, giải quyết việc làm, thu nhập và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho xã hội.

 

Trên cơ sở xác định vai trò của ngành nông - lâm nghiệp, Tân Lạc đã phát huy mọi nguồn lực chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực. Diện tích các loại cây màu, lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh  tế cao, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Hiện nay, tổng diện tích gieo trồng cả năm hơn 13.000 ha, trong đó,  4.792 ha lúa, 3.727 ha ngô, hơn 1.270 ha sắn. Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, ngoài đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc còn hoạch định chiến lược hình thành, phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện địa phương làm cây trồng chủ lực. Tiêu biểu là cây mía thương phẩm với tổng diện tích hơn 1.533 ha, đạt 139,4% so với kế hoạch. Hiện nay, cây mía đã được trồng đại trà ở nhiều xã trong huyện, đặc biệt giống mía tím đã góp phần ổn định kinh tế cho nhiều hộ dân. Tại nhiều xã trong huyện, cây mía cũng được người dân trồng trên đất đồi dốc, đưa xuống các chân ruộng 1 vụ kém năng suất. Ngoài cây mía, Tân Lạc còn đẩy mạnh phát triển các loại rau quả khác như: hơn 36 ha dưa hấu, hơn 125 ha bí xanh và các loại rau màu, su su lấy ngọn, mướp đắng... với diện tích hơn 196 ha.

 

Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, một số loại rau màu có hiệu quả kinh tế như su su, nấm rơm cũng đang được trồng nhiều ở các xã vùng cao Tân Lạc với diện tích khoảng  50 ha, tập trung tại các xã Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân.... Nhiều hộ gia đình ở các xã vùng cao này đã trở nên ổn định, dần khá giả nhờ mô hình trồng su su lấy ngọn. Những người đi tiên phong phát triển cây su su chính là những cán bộ, đảng viên xã Quyết Chiến. ông Nhỏ cho biết thêm: Trong một lần đi thăm chợ nông sản ở Hà Nội, đội ngũ lãnh đạo xã đã bắt mối và đi học hỏi kinh nghiệm trồng su su lấy ngọn ở Tam Đảo (Phú Thọ). Nhận thấy mô hình hiệu quả nên đã vận động người dân đưa vào trồng thử. Hiện nay, hầu như hộ gia đình nào ở Quyết Chiến cũng có vườn trồng su su. Với việc được bao tiêu sản phẩm, người dân đã yên tâm để phát triển giống rau quả này.

 

Ngoài xác định các loại cây trồng chủ lực, Tân Lạc cũng đã quan tâm phát triển kinh tế rừng. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã trồng mới được 600 ha rừng, trong đó, 500 ha rừng sản xuất, bảo vệ hơn 5.672 ha rừng tự nhiên và rừng sản xuất từ 2 năm tuổi trở lên. Trong 9 tháng, huyện đã cấp phép 5 xóm của xã Mãn Đức khai thác hơn 177 m3 gỗ nhằm mở đường liên xã và lấy kinh phí mở đường lâm sinh.

 

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, hiện nay, kinh tế Tân Lạc đã có nhiều chuyển biến. Năm 2010, huyện đã đạt được một số chỉ tiêu đáng ghi nhận như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%, tổng giá trị sản xuất 856,78 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt 40.397 tấn, độ che phủ rừng đạt 49,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 10,68 triệu đồng.

 

 

                                                                     Phương Linh

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục