Ông Stefan Zmajkovic- Tổng giám đốc Tập đoàn BTG Slovensko.
(HBĐT) - Mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư với CH Séc và CH Slovakia. Tại hội nghị, Tập đoàn BTG Slovensko đã được tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư vào khu công nghiệp Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy. Đây là doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư cao nhất vào tỉnh từ trước tới nay với tổng mức đầu tư dự kiến của các dự án khoảng 378 triệu Euro. Để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và những dự án do Tập đoàn BTG Slovensko được triển khai thực hiện tại tỉnh, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Zmajkovic, Tổng giám đốc Tập đoàn BTG Slovensko.
PV: Xin ông giới thiệu đôi nét về Tập đoàn BTG Slovensko?
Ông Stefan Zmajkovic: Tập đoàn BTG Slovensko là một doanh nghiệp có uy tín của Cộng hòa Slovakia, sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, có kinh nghiệm quản lý 18 năm với đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp, các chuyên gia, kỹ sư lành nghề, năng động. Tập đoàn đã đầu tư triển khai thực hiện nhiều dự án hạ tầng khu công nghiệp và thu hút dự án ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Âu và nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là lần đầu tiên, Tập đoàn BTG Slovensko tìm kiếm cơ hội và triển khai đầu tư vào tỉnh Hòa Bình với tổng mức đầu tư khá lớn. Chúng tôi cam kết chủ động về nguồn vốn và tập trung các năng lực, điều kiện để triển khai nhanh các dự án tại tỉnh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt
PV: Ông đánh giá thế nào về môi trường thu hút đầu tư của tỉnh Hòa Bình?
Ông Stefan Zmajkovic: Sau một thời gian nghiên cứu thị trường, cơ hội đầu tư tại Việt Nam, Tập đoàn BTG quyết định lựa chọn Hòa Bình là địa phương triển khai các dự án đầu tư. Chúng tôi nhận thấy tỉnh có khá nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư. Hiện tại, tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt 8 khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Các khu, cụm công nghiệp này đều nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông, có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú.
Tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 20 dự án của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang đầu tư, sản xuất, kinh doanh ổn định. Đó là minh chứng cụ thể để chúng tôi quyết định triển khai các dự án đầu tư tại tỉnh Hòa Bình.
PV: Xin ông cho biết những dự án mà Tập đoàn BTG sẽ triển khai tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới?
Ông Stefan Zmajkovic: Chúng tôi đã được tỉnh đồng ý cho triển khai thực hiện đầu tư tại khu công nghiệp Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy với diện tích 200 ha. Trước mắt, chúng tôi tập trung vào việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Sau đó tiếp tục triển khai một số dự án: Nhà máy sản xuất bia Séc Slovak công suất 200 triệu lít/năm, tổng mức đầu tư 35 triệu Euro, diện tích nhà máy 40 ha. Nhà máy sản xuất sợi phíp công nghiệp - là sản phẩm cách nhiệt được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện công suất 10 triệu m3/năm sợi phíp và vật liệu cách nhiệt, tổng mức đầu tư 25 triệu Euro, diện tích nhà máy cần 40 ha. Nhà máy sản xuất bình nóng lạnh loại từ 100-1000 MW dùng cho gia đình và siêu thị quốc tế, tổng mức đầu tư 75 triệu Euro, diện tích cần 100 ha. Nhà máy sản xuất vi mạch điện tử với công nghệ cao, sản phẩm dành cho công nghiệp điện và điện tử, tổng mức đầu tư 15 triệu Euro, diện tích cần 10 ha và một số nhà máy khác như nhà máy tái chế rác, nhà máy sản xuất sữa, nhà máy điện sinh khối và biogas…
PV: Trong quá trình đầu tư vào tỉnh, Tập đoàn BTG đã có những khó khăn, thuận lợi như thế nào, thưa ông?
Ông Stefan Zmajkovic: Trong quá trình làm việc với tỉnh, chúng tôi không gặp phải những khó khăn nào mà ngược lại, chúng tôi nhận được sự hợp tác đầy thân thiện và trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Trong đó, Sở KH&ĐT là đầu mối hướng dẫn và giúp đỡ Tập đoàn BTG thực hiện các thủ tục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Từ những thuận lợi ban đầu đó, Tập đoàn BTG Slovensko tin tưởng và cam kết triển khai nhanh chóng, hiệu quả các dự án tại tỉnh, trên cơ sở đoàn kết, hữu nghị, hai bên cùng có lợi và phát triển. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu, quảng bá hình ảnh của tỉnh Hòa Bình để nhiều doanh nghiệp ở 2 nước Cộng hóa Séc và Cộng hòa Slovakia biết, quan tâm, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ngọc Vinh (thực hiện)
Chuyện làm ăn, lương bổng và lỗ do đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quả là... đáng bàn.
Trong những ngày gần đây, vàng miếng trên thị trường chịu cảnh loạn giá do có thông tin là Dự thảo mới về quản lý thị trường vàng do Ngân hàng Nhà nước trình lên Chính phủ chỉ có vàng SJC của Tập đoàn DOJI là đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra.
Cậu bé uống xong hộp sữa vụt biến thành siêu nhân, cô gái mặt sần sùi xoa một lớp kem mỏng, da mặt trở nên trắng mịn..., những clip quảng cáo kiểu siêu tưởng giúp hàng hóa bán chạy những cũng dẫn đến nhiều chuyện bi hài.
(HBĐT) - Trung Thành là xã vùng cao ĐBKK của huyện Đà Bắc. Toàn xã có 6 xóm, 443 hộ, 1.749 nhân khẩu thì có đến 291 hộ nghèo, chiếm 65,7% và 143 hộ cận nghèo, chiếm 32%. Nhân dân trong xã chỉ sản xuất nông nghiệp thuần túy với các loại cây chủ lực 200 ha sắn, 120 ha ngô, 75 ha giong riềng, lúa 2 vụ khoảng 100 ha. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò với tổng đàn trên 1.000 con; 1.200 con lợn. Việc trồng chè do giá thu mua thấp, vận chuyển xa nên bà con vẫn chưa mặn mà.
(HBĐT) - Triển khai Dự án Giảm nghèo giai đoạn II (2010 - 2015), huyện Đà Bắc được đầu tư chu kỳ I năm 2011 với tổng vốn 6 tỷ 246 triệu đồng.
Chiều 20/11, hàng ngàn người dân TP HCM đã có mặt tại buổi lễ thông xe hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á và toàn bộ Đại lộ Đông Tây. Chủ tịch nước đến dự, hòa chung niềm vui trong sự kiện này.