Với nguồn vốn vay GQVL từ NHCSXH, cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng của anh Nguyễn Văn Phương, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tạo việc làm cho gần chục lao động với mức thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

Với nguồn vốn vay GQVL từ NHCSXH, cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng của anh Nguyễn Văn Phương, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tạo việc làm cho gần chục lao động với mức thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, CNH của tỉnh ta diễn ra nhanh chóng, nhiều vùng SXNN đã chuyển thành KCN. Theo đó, số lao động trong nông nghiệp nông thôn thiếu việc làm ngày càng tăng. Giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

 

Mục tiêu hàng năm của tỉnh là GQVL cho khoảng 16.500 lao động mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 10%. Thực hiện chương trình vốn GQVL, trong năm 2011, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tập trung đôn đốc thu nợ và thẩm định, giải ngân kịp thời cho các dự án việc làm, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

 

Để giữ ổn định đời sống và SX của người dân sau thu hồi đất, các cấp, ngành của tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực là tạo điều kiện  về vốn, hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích người nông dân đầu tư phát triển SX-KD. Là đơn vị cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn, NHCSXH tỉnh đã không ngừng quan tâm, triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng. Đối với chương trình cho vay GQVL, bên cạnh tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân, ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay thuận lợi, nhanh chóng các dự án. Cùng với các chương trình cho vay hộ nghèo, HS-SV, NS&VSMT... hàng chục tỷ đồng vốn chương trình cho vay GQVL đã góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH tại địa phương.

 

Đến hết tháng 10, NH CSXH tỉnh đã giải ngân cho 308 dự án SX-KD vay với tổng dư nợ 63.412 triệu đồng. Các dự án này đã thu hút và tạo việc làm cho 836 lao động. Hầu hết các dự án vay vốn được đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nghề phụ và kinh doanh tổng hợp. Trong tổng số các dự án cho vay thì dự án thuộc kinh tế hộ gia đình chiếm hơn 90%, tập trung ở vùng nông thôn, thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi. Theo thống kê, hàng năm có hơn 1.000 lao động có việc làm thông qua vay vốn GQVL với thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/người/ tháng.

Từ sử dụng tốt nguồn vốn, nhiều mô hình đã từng bước mở rộng quy mô, chất lượng có hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ gia đình vay vốn, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Anh Nguyễn Văn Phương, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) được vay 100 triệu đồng vốn từ chương trình GQVL của NHCSXH. Với nguồn vốn này, anh đã đầu tư vào mở rộng phát triển nghề mộc dân dụng. Hiện nay, ngoài duy trì xưởng SX gỗ, anh còn mở cửa hàng kinh doanh đồ gỗ nội thất phục vụ nhu cầu bà con trong và ngoài địa bàn. Cơ sở của anh tạo việc làm ổn định cho gần chục lao động với mức thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/ người/năm.

 

ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: NHCSXH cho vay GQVL qua các tổ chức hội, đoàn thể. Riêng những dự án vay vốn lớn, trên 30 triệu đồng, có tài sản thế chấp, ngân hàng phải đi thực tế, trực tiếp kiểm tra, thẩm định tính khả thi của dự án nhằm đảm bảo chất lượng chương trình tín dụng vốn. Trong thời gian tới, ngân hàng tiếp tục căn cứ vào thực trạng và nhu cầu lao động, việc làm ở các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh để cho vay chính xác các dự án. Đồng thời, tăng cường đôn đốc thu hồi vốn các dự án đã đến kỳ trả nợ. Qua đó có nguồn vốn cho vay những dự án mới, không ngừng tạo điều kiện cho các hộ dân mở rộng quy mô SX-KD, giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển SX, đảm bảo an sinh xã hội.

 

 

                                                                                    Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục