Với việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định thủy sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn tập trung đầu tư và có thể tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011 – 2015, năm 2011, nhiều địa phương ở khu vực phía Nam đã phát huy lợi thế của ngành sản xuất kinh doanh này.
Bình Định: Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản đều tăng
Trong năm 2011, nhờ thời tiết trên biển thuận lợi, giá cả sản phẩm thủy sản tăng nên bà con ngư dân đã tích cực đầu tư nâng cao năng lực tàu thuyền, ngư lưới cụ và trang bị để đẩy mạnh đánh bắt hải sản trên biển… Sản lượng khai thác thủy sản năm 2011 toàn tỉnh ước đạt 151.018 tấn, tăng 6,6% so với năm 2010. Trong công tác nuôi trồng thủy sản nước lợ, toàn tỉnh đưa vào nuôi 2.462 ha mặt nước nuôi tôm, sản lượng tôm thu hoạch ước đạt 6.100 tấn, tăng 2,2% so với năm 2010.
Trong năm 2012, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu khai thác 152 ngàn tấn thủy sản; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt mức 9.200 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 46 triệu USD.
Bến Tre: Năm 2011, nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng
Năm 2011, việc nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Bến Tre đạt được nhiều thắng lợi. Tổng diện tích nuôi là 42.582 ha, đạt 100,06% so với kế hoạch năm. Trong đó, nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh tăng 136,7%, cá tra tăng sản tăng 4%. Tổng sản lượng nuôi thủy sản thu hoạch đạt 146.670 tấn, đạt 92% kế hoạch năm và tăng 10,6% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tôm biển đạt 21.500 tấn (tôm sú 10.500 tấn, tôm chân trắng 11.000 tấn); cá tra đạt 100.000 tấn.
Vụ nuôi năm 2011, tôm chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại không đáng kể, đến nay tổng diện tích bị thiệt hại 83,5 ha, chiếm 3% diện tích thả nuôi. Lượng tôm giống nhập tỉnh qua kiểm dịch ước đạt 1,6 tỷ con, đạt 266,6% so với kế hoạch năm, tăng 221,3% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm sú 500 triệu con, tăng 17,6% so với cùng kỳ, tôm chân trắng 1,1 tỷ con, tăng 15 lần so với cùng kỳ.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất giống cá tra chất lượng cao để cung ứng cho vùng nuôi của doanh nghiệp và các cơ sở nuôi trong vùng và có 13 doanh nghiệp đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP, góp phần phát triển ổn định nghề nuôi cá tra. Dịch bệnh vẫn xuất hiện rải rác trên các ao cá nuôi, tỷ lệ thiệt hại có xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ hao hụt trung bình từ 20 - 25% với các bệnh thường gặp như: Gan thận có mủ, xuất huyết, phù đầu, trắng gan và mang, ký sinh trùng. Năm nay, nghêu giống xuất hiện ở các hợp tác xã (HTX) muộn và mật độ thưa hơn năm 2010. Hiện nay, một số bãi nghêu giống ở các HTX nghêu tại Bình Đại do xuất hiện ở vị trí không thuận lợi nên không thể tiếp tục nuôi thành nghêu thương phẩm. Hiện tượng nghêu chết bắt đầu xảy ra tại các HTX nghêu tại huyện Bình Đại và Ba Tri từ giữa tháng 3-2011, sau đó đến huyện Thạnh Phú, mức độ thiệt hại cao hơn năm 2010, thiệt hại nhiều nhất là các HTX Rạng Đông (Bình Đại); HTX Bảo Thuận, Tân Thủy (Ba Tri). Tổng diện tích thiệt hại khoảng 1.560 ha, khoảng 14.000 tấn với tổng giá trị thiệt hại ước trên 400 tỷ đồng. Hiện tượng nghêu chết nhiều ở các khu vực có mật độ nghêu dày, bãi triều cao, theo kết quả phân tích tác nhân gây bệnh của Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho thấy, 100% mẫu nghêu thu được đều có sự hiện diện của ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh Perkinsus sp, nhưng chưa khẳng định đây là nguyên nhân khiến cho nghêu chết. Theo nhận định của ngành nông nghiệp, nguyên nhân nghêu chết là do tác động của biến đổi khí hậu, độ mặn và nhiệt độ tăng cao quá ngưỡng sinh sống của nghêu, thiếu dinh dưỡng vào mùa khô làm nghêu yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh ký sinh. Song, do việc kiểm soát chặt chẽ lượng giống nhập tỉnh nên tình hình dịch bệnh xảy ra rất ít.
Đồng Tháp: Năm 2012, phấn đấu tăng 176 ha nuôi trồng thủy sản so với năm 2011
Năm 2012, tỉnh Đồng Tháp đã đề ra kế hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản là 8.876 ha, tăng 176 ha so với năm 2011, trong đó diện tích nuôi cá tra là 2.176 ha, tôm càng xanh 2.200 ha, diện tích nuôi cá khác 4.500 ha, với tổng sản lượng hơn 435.000 tấn.
Để đạt được kế hoạch trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện. Đó là, tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất theo đúng tiến độ. Đổi mới xây dựng kế hoạch sản xuất thủy sản theo hướng gắn kết với tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh và khu vực. Phát triển các mô hình sản xuất thâm canh cho sản lượng hàng hóa lớn như nuôi cá tra, tôm càng xanh, đồng thời nghiên cứu đánh giá tiềm năng các loài cá bản địa phát triển thành những ngành hàng chiến lược.
Tiếp tục nâng cao chất lượng con giống, tuyên truyền người nuôi nâng cao nhận thức không sử dụng thức ăn, vật tư thủy sản kém chất lượng; áp dụng các quy trình nuôi sạch, thực hiện các quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP kết hợp với bảo vệ môi trường...
Hiện nay, toàn tỉnh có 19 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động với tổng công suất thiết kế là 378.160 tấn/năm. Với khả năng chế biến như trên đảm bảo nhu cầu cho 330.000 tấn nguyên liệu cá tra của tỉnh.
Toàn tỉnh có 173 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, số lượng giống sản xuất đạt khoảng 1,1 tỷ con. Ước sản lượng giống sản xuất năm 2011 đạt khoảng 1,3 - 1,5 tỷ con cá tra giống và 25 tỷ cá tra bột đáp ứng nhu cầu ương giống cho cơ sở trong tỉnh và quanh vùng.
Cà Mau: Kỳ vọng ngưỡng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011
Theo đó, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cà Mau đạt trên 850 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 7 - 8%. Hiện hàng thủy sản của Cà Mau đã có mặt ở hơn 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Úc...
Hiện nay, nhu cầu thủy sản trên thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh, do nguồn cung thủy sản ở một số nước sụt giảm, đặc biệt là tôm cỡ lớn, vốn là thế mạnh của nhiều địa phương khu vực phía Nam dẫn đến giá trị sản phẩm ngày càng tăng. Cùng với đó, sản phẩm tôm chân trắng mặc dù chưa thực sự phổ biến tại các thị trường nhập khẩu nhưng cũng có những dấu hiệu phát triển tích cực. Trong điều kiện đó, ngành thủy sản Cà Mau tiếp tục kỳ vọng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD trong năm nay.
Cà Mau đã lựa chọn các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến để mở rộng diện tích theo quy hoạch tại các vùng nuôi trong tỉnh; đồng thời đề ra lộ trình thực hiện phù hợp để phát triển một cách toàn diện nghề nuôi tôm trong thời gian tới. Cùng với Ðề án “Nâng cao hiệu quả sản xuất tôm - lúa” được triển khai rộng rãi từ năm 2008, bước đầu nâng hiệu quả sản xuất từ 20% - 25%, tỉnh Cà Mau cũng đã phê duyệt Chương trình nuôi tôm công nghiệp, đồng thời chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản rà soát, đánh giá thực trạng; xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, phấn đấu nâng diện tích lên 20.000 ha vào năm 2020, mục tiêu trước mắt là 10.000 ha vào năm 2015. Bằng nhiều nguồn vốn huy động, năm 2011, Cà Mau đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng xây dựng hệ thống thủy lợi, đồng thời triển khai các giải pháp phát triển những vùng sản xuất chuyên canh tôm công nghiệp; vùng lúa - tôm kết hợp như đầu tư kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh hơn nữa việc đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng và nhân rộng các tổ hợp tác sản xuất../….
Theo Báo ĐCSVN
Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã tổ chức họp báo giải thích về việc điều chỉnh khung giá trần vé máy bay nội địa mới được áp dụng. Lần điều chỉnh này có sự thay đổi cả về cơ chế trong phương thức quyết định trần giá và được áp dụng tăng theo lộ trình phù hợp.
Sau khi tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua, sáng nay 9.12 giá vàng trong nước tuột dốc mạnh. Hiện giá vàng SJC đang được niêm yết ở mức 44,83 – 44,87 triệu đồng/lượng.
(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật sau khi theo dõi tình hình sâu bệnh trên một số loại cây trồng vụ đông năm nay. Cảnh báo mức độ gây hại của các bệnh đáng lưu ý như sương mai, đốm lá, lở cổ rễ, sâu, rệp… ngành chức năng cho rằng cần kịp thời triển khai các biện pháp diệt trừ sâu bệnh, tránh tâm lý chủ quan làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng vụ đông.
(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút 366 dự án, trong đó có 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 225,2 triệu USD và 343 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đang ký 34.000 tỷ đồng.
Hiện tượng gắn mác “made in Vietnam” cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN cho thấy khâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện khá lỏng lẻo và bị lợi dụng để trục lợi.
Việc hợp nhất 3 ngân hàng cổ phần phía nam đã được Chính phủ khẳng định và cam kết không để NH mới đổ vỡ. Vì vậy, tại cuộc gặp gỡ báo chí ngày 7.12, ông Nguyễn Mạnh Dũng - Phó tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) - ảnh, khuyến cáo người dân không nên rút tiền gửi trước hạn tránh bị thiệt vì lãi suất (LS) thấp. DIV cũng sẵn sàng chi trả cho người dân, trong trường hợp xấu nhất xảy ra nếu có NH nào đóng cửa.