Cục Thống kê TP.HCM cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP.HCM tháng 12-2011 tăng 0,73% so với tháng trước, như vậy kết thúc năm 2011 CPI thành phố dừng ở con số 15,86%.

 

Nhóm lương thực, thực phẩm tại TP.HCM tăng trên 1% Ảnh: n.b.

Tốc độ tăng giá của toàn thành phố tiếp tục nhích lên trong tháng 12 là do chịu tác động của nhóm hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Nhu cầu thu mua nguyên liệu thịt gia súc gia cầm, thủy hải sản cũng như nông sản để chế biến phục vụ mùa tết khiến nhóm lương thực, thực phẩm tăng mạnh, trên 1%. Trong đó giá các loại gạo tiếp tục tăng lên so với tháng trước, đưa giá nhiều loại gạo ngon trên mức 20.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, hầu hết các nhóm trong rổ hàng hóa tháng 12 năm nay tăng không đáng kể. Khó khăn kinh tế khiến các nhóm hàng vốn được mua sắm sôi nổi như may mặc, nón, dép... chỉ tăng nhẹ. Nhóm có mức tăng khá là thiết bị và đồ dùng gia đình nhưng mức tăng này phần nào bị kéo xuống bởi sức mua thấp, nhà bán lẻ buộc phải thực hiện khuyến mãi. Các nhóm khác đều tăng nhẹ, nhóm bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá trong tháng này.

* Ngày 20-12, Cục Thống kê Hà Nội cho biết CPI tháng 12 tăng 0,61% so với tháng trước, tính bình quân năm 2011 CPI của Hà Nội tăng 17,98% so với năm 2010. Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong tháng 12 các nhóm hàng hóa và dịch vụ đều tăng, trong đó có 2/11 nhóm hàng tăng ở mức trên 1% là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.

Cũng theo Cục Thống kê, một số nhóm hàng như đồ uống, thuốc lá, may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình đều tăng so với tháng trước.

 

                                                              Theo TuoiTre

Các tin khác

Lãnh đạo Công ty Hoàng Sơn trao thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong sản xuất- kinh doanh.
Không có hình ảnh
EVN đầu tư trái ngành không hiệu quả, có đơn vị thua lỗ như EVN Telecom. Trong ảnh: một buổi quảng bá của EVN Telecom ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Không có hình ảnh

Doanh nghiệp thực phẩm 'sống khỏe' thời khủng hoảng

Kinh tế khó khăn nhưng nhiều công ty thực phẩm lớn trong nước như Kinh Đô, Vissan, Vinamilk... vẫn tăng trưởng và mở rộng bởi sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng tốt, phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.

Khẳng định ưu thế bằng các khâu dịch vụ

(HBĐT) - HTX dịch vụ nông nghiệp Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn) ra đời năm 1998, với quy mô xóm, có tổng số 120 hộ xã viên. HTX hoạt động kinh doanh dịch vụ trên các khâu thuỷ nông, cung ứng vật tư nông nghiệp.

Ôsin sẽ được coi là một nghề chính thống?

(HBĐT) - Ôsin là từ mà người dân thường gọi đối với những người giúp việc gia đình (GVGĐ). Những năm gần đây, nghề này phát triển mạnh ở các thành phố lớn cũng như tại TPHB.

Giới thiệu bán đấu giá cổ phiếu BIDV cho nhà đầu tư Hòa Bình

(HBĐT) - Theo phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV đang triển khai bán tối đa 35% vốn điều lệ ra công chúng, cho nhân viên và đối tác chiến lược. Việc cổ phần hóa sẽ được tiến hành qua 2 giai đoạn, kéo dài từ nay đến năm 2015.

Cao Phong triển khai hiệu quả nguồn vốn ưu đãi

(HBĐT) - Anh Phạm Thanh Trưởng, Phó phòng LĐ -TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2010 là và 27,2% theo số liệu điều tra, rà soát mới năm 2011 là hơn 24%, giảm 3% so với năm 2010. Để đạt được kết quả đó, Cao Phong đã triển khai hiệu quả nguồn vốn ưu đãi nhằm hỗ trợ hộ nghèo giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Vàng trong nước ngược chiều thế giới

Dù đã đắt hơn giá vàng thế giới đến 3 triệu đồng/lượng song giá vàng trong nước mở cửa phiên đầu tuần sáng nay vẫn tiếp tục diễn biến đi lên, dù giá vàng thế giới đang giảm nhẹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục