Cam Cao Phong được tiêu thụ nhiều trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận.

Cam Cao Phong được tiêu thụ nhiều trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận.

(HBĐT) - Công ty rau quả nông sản Cao Phong có diện tích trải dài 6 km dọc theo quốc lộ 6 với diện tích trồng cam là 530 ha bao gồm: hơn 330 ha cam kinh doanh, còn lại là cam kiến thiết cơ bản.

 

Từ nhiều năm qua, sản phẩm cam Cao Phong đã tạo được uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận. Công ty đã nỗ lực phấn đấu xây dựng thành công thương hiệu cam Cao Phong. Năm 2007, cam Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức công nhận lôgô nhãn hiệu hàng hoá. Sản phẩm cam tươi của Công ty được khẳng định có chất lượng tốt, đạt Cúp vàng hội chợ Agro Việt do Cục VSATTP cấp, được tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn nằm trong top 100 thương hiệu Việt lần thứ 6 năm 2009. Cuối tháng 6/2010, thương hiệu cam Cao Phong được Hội Sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam. Song song với đó, Công ty tăng cường đầu tư chuyển giao KH-KT nhằm không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cam. Từ năm 2009 đến nay, Công ty tập trung đầu tư thay đổi giống cây trồng, đưa các giống cam chất lượng cao vào sản xuất. Hiện, ngoài cam Xã Đoài, Công ty đã trồng hơn 100 ha cam V2 là giống cam cho chất lượng ngon, giá bán cao, trồng quýt, cam đường canh xen với diện tích cam kiến thiết. Đồng thời, tiếp tục mở rộng diện tích, trong năm 2011, công ty đã trồng mới hơn 50 ha cam các loại.

 

Ông Nguyễn Văn Ánh, Giám đốc Công ty cho biết: Năm 2011, năng suất, sản lượng cam đạt cao, bằng 120% so với năm trước với tổng sản lượng cả năm đạt trên 9.000 tấn. Tuy nhiên, do tình hình lạm phát, thời tiết rét đậm đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và giá bán cam. Thời điểm cuối tháng 12 bước vào chính vụ nhưng thị trường tiêu thụ chậm, chỉ đạt khoảng 50 – 60% tổng sản lượng. So với cùng thời điểm năm 2010 đã tiêu thụ đến 85% cam Xã Đoài. Đầu vụ giá cam bình quân từ 11.000 – 12.000 đồng/kg, cá biệt đạt 14.000 – 15.000 đồng/kg tại vườn nhưng thời điểm này chỉ khoảng 7.000 – 8.000 đồng/cam, cam đẹp có giá 9.000 đồng/kg, thấp hơn so với cùng thời điểm năm ngoái giá cam đẹp là 15.000 đồng/kg, cam bình thường 10.000 – 12.000 đồng/kg. Năm 2010, tổng giá trị sản lượng của công ty đạt 110 tỉ đồng, năm 2011 phấn đấu đạt 120 - 125 tỉ đồng.

 

Công ty hiện có trên 1.000 hộ nhận khoán, trong đó có 300 hộ CB - CNVC, còn lại là CB – CNVC đã nghỉ hưu và các thành phần nhân dân trong huyện. Bình quân mỗi CB- CNVC của công ty được bố trí diện tích đất trồng từ 3.000 – 5.000 m/người, một số ít hộ nhân dân có diện tích trồng cam lên đến 5 ha. Thu nhập bình quân người lao động trong công ty năm 2011 đạt trên 5 triệu đồng/người, tăng so với năm 2010 đạt trên 4 triệu đồng/người. Anh Nguyễn Khắc Ân, Trưởng phòng Kế hoạch - thị trường cho biết: Quy trình trồng cam đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật, bên cạnh đó là kinh nghiệm chăm sóc, sử dụng thuốc để đảm bảo cho vụ cam thắng lợi. Cam là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh nhưng không phải vì vậy mà sử dụng thuốc trừ sâu liên tục mà cần có biện pháp hợp lý, nhiều khi không cần dùng thuốc nhưng vẫn diệt trừ được sâu bệnh hại. Đối với sản phẩm cam Cao Phong, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng, là loại cam không hóa chất bảo quản. Trước thời điểm thu hoạch đã ngừng phun thuốc trừ sâu đáp ứng yêu cầu về thời gian để cung cấp ra thị trường những sản phẩn an toàn.

 

Ông Nguyễn Văn Ánh, Giám đốc Công ty cho biết thêm: Công ty cũng tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Trong năm qua đã cử 2 đoàn cán bộ đi các tỉnh phía Bắc và thành phố Vinh (Nghệ An) để khảo sát thị trường. Tham gia 2 hội chợ hàng nông sản Agro Việt ở Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ ở Thái Bình. Mặc dù đã xây dựng được những thành quả nhất định đối với sản phẩm cam nhưng vấn đề quan tâm hiện nay của Công ty vẫn là thị trường đầu ra, bởi hiện tại, việc tiêu thụ cam chưa có thị trường ổn định, chủ yếu là thương lái đến mua buôn, mua lẻ tại vườn mang đi cung cấp cho các thị trường trong, ngoài tỉnh.

 

 

 

                                                                   Hà Thu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Sau Tết Nguyên đán, giá cả thị trường dần ổn định. Ảnh chụp tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TPHB).
Đàn bò nhà anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Trại Sáu, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cho thu 1,7 tạ sữa/ngày.

Giá trị sản xuất CN-TTCN tháng 1 ước đạt 323,9 tỷ đồng

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 1, giá trị sản xuất CN-TTCN toàn tỉnh ước đạt 323,9 tỷ đồng, tăng 1,22% so với cùng kỳ.

Lương Sơn: Huy động gần 4.700 công lao động làm giao thông, thủy lợi

(HBĐT) - Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lương Sơn, trong năm 2011, toàn huyện đã thực hiện chiến dịch giao thông, thủy lợi trên tổng số 244 km đường các loại.

Tân Mỹ - cuộc sống đổi thay từ cây mía

(HBĐT) - Ông Quách Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) cho biết: Toàn xã có hơn 600 ha đất trồng cấy hàng năm, năm 2011, xã trồng 85 ha mía nguyên liệu. Trước đây, người dân trên địa bàn xã chủ yếu trồng ngô, lúa, sắn, diện tích trồng mía manh mún, nhỏ lẻ, chưa theo hướng SXHH.

Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 47 dự án

(HBĐT) - Năm 2011, các cấp, ngành trong tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 47 dự án với vốn đăng ký 5.931 tỷ đồng.

Lãi suất huy động có thể còn 10%/năm

Trao đổi với báo giới ngày 30-1, ông Nguyễn Văn Bình - thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - cho biết nếu cuối năm nay, mục tiêu của Chính phủ là kiềm chế lạm phát ở mức 9-9,5% đạt được thì mặt bằng lãi suất huy động có thể giảm được xuống khoảng 10%/năm.

Nhiều cơ hội phục hồi thị trường chứng khoán

Hôm (30.1), thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ mở cửa để chào đón các nhà đầu tư trở lại giao dịch và cũng là phiên mở đầu của năm Nhâm Thìn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục