Người dân xóm Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) chăm sóc su su lấy ngọn.

Người dân xóm Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) chăm sóc su su lấy ngọn.

(HBĐT) - Xóm Tớn là xóm đặc biệt khó khăn của xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã và đang hưởng lợi từ dự án giảm nghèo (DAGN). Triển khai DAGN giai đoạn 2, BQL dự án huyện, UBND xã đã tổ chức họp dân trong thông tin mục đích, ý nghĩa của dự án, bàn bạc, lấy ý kiến người dân đi đến thống nhất triển khai ba tiểu dự án là làm đường giao thông thôn xóm, xây dựng mương tưới cho lúa, hoa màu, trồng su su lấy ngọn là những nhu cầu bức thiết về xây dựng hạ tầng và cải thiện điều kiện sản xuất.

 

Ông Hà Văn Hoàng, Trưởng nhóm đấu thầu và thắng thầu, thực hiện thi công đường giao thông kể: Xóm Tớn có nhiều khó khăn và nhu cầu về cơ sở hạ tầng rất lớn. Người dân phấn khởi vì khi thực hiện quy trình của DAGN được bàn bạc đi đến thống nhất. Được đấu thầu, nhóm trúng thầu sẽ thi công và thực hiện giám sát. Khi tuyến đường hoàn thành, ai cũng phấn khởi. Từ ngày có đường, thuận tiện rất nhiều, mưa gió cũng đi được xe máy tới tận nhà và ra đường liên xã. Từ ngày có mương tưới, xóm đã thâm canh được 2 vụ lúa, 1 vụ rau khá ổn định, cải thiện đáng kể cuộc sống người dân. Các hộ dân trong xóm hưởng ứng đóng góp công sức, vật liệu làm được 168 m đường nội thôn đến nay đã phát huy tác dụng. Cũng theo nguyên tắc công khai, bàn bạc đi đến thống nhất trong xóm đã xây dựng được 420 m mương, góp phần phát triển phục vụ sản xuất, xóm đã cấy được 2 vụ lúa, 1 vụ rau. Đối với tiểu dự án trồng 2.000 m2 của DAGN tại xóm cũng đang phát triển khá tốt. Chị Bùi Thị Thanh cho biết: Cây su su đã từng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa, ngô nên 10 phụ nữ tham gia cũng đã lựa chọn mô hình này, dự kiến chỉ trong vài tháng nữa sẽ có thu hoạch. Mới đây, đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới do Giám đốc chiến lược và hành động khu vực Đông á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới và các cộng sự đến khảo DAGN tại xóm Tớn (Nam Sơn) đã có cảm nhận tốt đẹp về hiệu quả của DA cho rằng, người dân được thực sự tham gia và hưởng lợi từ dự án.

 

Nhiều xã nằm trong vùng dự án cũng đã tạo được hiệu quả khi thực hiện QCDC. Dự án làm mương xóm Cọi, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) có tổng mức đầu tư khoảng 92 triệu đồng, tuy nhiên đã huy động người dân đóng góp được khoảng 30%, nâng tổng giá trị đầu tư của tiểu dự án này lên khoảng 120 triệu đồng. Tiểu dự án bắt đầu triển khai từ năm 2011 đến vụ xuân này đã đưa vào khai thác bảo đảm tưới cho 10 ha lúa. Hiện nay, BQL DAGN đang chỉ đạo cơ sở tiếp tục thực hiện QCDC trong quá trình thực hiện các hợp phần, tiểu dự án. Theo tính toán điều tra sơ bộ, người dân tích cực hưởng ứng đóng góp trung bình từ 5-10% tổng mức đầu tư dự án, nhiều công trình, dự án phát huy hiệu quả cao nhằm cải thiện điều kiện SX và dân sinh của người dân vùng dự án.

 

DAGN giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư trên 21,8 triệu USD, triển khai trên địa bàn 42 xã ở các huyện trên bàn tỉnh. Theo ông Bùi Minh Tráng, Trưởng BQL DAGN tỉnh, BQLDA đang tập trung chỉ đạo cơ sở triển khai theo đúng nguyên tắc cam kết với Ngân hàng Thế giới theo kế hoạch đề ra. Tất cả đều được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát. DAGN được thực hiện bắt đầu tư khâu lập kế hoạch, tiếp đến là tổ chức họp dân đề xuất các danh mục đầu tư. Trong thực hiện đối với hợp phần ngân sách xã có nội dung xây dựng hạ tầng, người dân có thể thành lập nhóm tham gia dự thầu. Quá trình xét, lựa chọn nhà thầu, người dân có thể thành lập nhóm tham gia dự thầu các tiểu dự án, giám sát các công trình tổ chức quản lý, bảo trì đưa công trình vào khai thác. Đối với hoạt động sinh kế của nhóm và của tổ phụ nữ, người dân cũng được tham gia theo quy trình trên và họ cũng được hưởng lợi. Trong hợp phần phát triển kinh tế   huyện làm chủ đầu tư, người dân được tham gia trong   suốt quá trình. Trong hợp phần phát triển ngân sách  xã, tiểu hợp phần hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ SX, phù hợp với nhu cầu của địa bàn, từng bước giúp người dân  tiếp cận với các nguồn hỗ trợ và tín dụng khác. Các hoạt động này được thực hiện theo từng nhóm hộ và được các nhóm hộ quản lý, theo dõi nhằm phát triển bền vững, giúp nâng cao trách nhiệm trong bảo tồn số vốn đã được đầu tư.

 

 

                                                                Lê Chung

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nông dân xã Tây Phong (Cao Phong)  chăm sóc cây màu vụ xuân năm 2012.
Không có hình ảnh
Viettel Hoà Bình đầu tư mở rộng mạng lưới cáp quang qua địa phận huyện Kim Bôi tăng cường cơ sở hạ tầng viễn thông.

NHNo&PTNT Hoà Bình thực hiện giảm lãi suất cho vay lần thứ 3

(HBĐT) - Theo NHNo&PTNT Hoà Bình, thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc NHNN về việc giảm lãi suất cho vay, từ ngày 13/ 3, Chi nhánh NHNo&PTNT đã thực hiện giảm lãi suất thuộc những hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, cho vay đối với sản xuất, thu mua, chế biến nông sản, thực phẩm tiêu dùng trong nước, cho vay cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm cùng SXKD các ngành nghề khác.

Toàn tỉnh có trên 190 xe taxi đang hoạt động

(HBĐT) - Theo Sở GT-VT, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7 hãng taxi đã đăng ký và đang triển khai hoạt động vận chuyển khách.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 0,05%

(HBĐT) - Theo Cục Thống kê tỉnh, các nhóm hàng tiêu dùng tháng 3 có chỉ số tăng nhẹ so với tháng trước (0,05%). Ngoài một vài nhóm hàng có chỉ số tăng như nhóm giao thông tăng 1,62%, nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (tăng 0,59%), hầu hết các nhóm hàng có chỉ số bằng so với tháng trước. Cụ thể đối với nhóm đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; văn hóa, giải trí và du lịch; bưu chính – viễn thông.

Chủ động tiêm phòng ngăn ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi

(HBĐT) - Trong công tác chăn nuôi, yếu tố dịch bệnh là nguyên nhân hàng đầu làm tổn hao số lượng đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nếu có sự chủ động trong tiêm vắc xin phòng bệnh, dịch, bệnh trên đàn gia súc, gia cầm sẽ cơ bản được đẩy lùi.

40 cán bộ QLNN và các doanh nghiệp được tập huấn nghiệp vụ xúc tiến thương mại

(HBĐT) - Trong 2 ngày (22 – 23/3), Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu – Cục XTTM đã phối hợp với Sở Công thương tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ xúc tiến thương mại cho 40 học viên là cán bộ QLNN và các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh.

Kịp thời khống chế bệnh lở mồm long móng

(HBĐT) - Từ đầu tháng 3/2012, trên địa bàn huyện Tân Lạc xuất hiện bệnh LMLM trên đàn trâu, bò, lợn. Sau mấy ngày phát hiện, bệnh đã lan ra 3 xã: Địch Giáo, Phong Phú và xã Tuân Lộ làm 68 con mắc bệnh. Trước tình hình đó, UBND huyện Tân Lạc cùng Chi cục Thú y nỗ lực khoanh vùng dập được bệnh. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản khống chế được bệnh LMLM không lây lan sang địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục