Hầu hết các CTCK đều đã đạt được chỉ tiêu an toàn tài chính khi thông tư 226 của UBCK có hiệu lực hoàn toàn vào đầu tháng này. Nhưng những người trong ngành cho biết, hoàn toàn không nên nhìn vào kết quả này để đánh giá sức khỏe của khối các CTCK.

 

Trong báo cáo gửi tới khách hàng hôm 3.4, CTCK Bản Việt cho biết: “UBCK đã công bố hầu hết các CTCK đều đạt tiêu chuẩn kiểm tra”. Trước đó, từ cuối 2011 UBCK trong trao đổi với báo chí cũng công khai có 11 trên tổng số 105 Cty không đạt ngưỡng tỉ lệ vốn khả dụng (TLVKD) 180%.

Việc đạt TLVKD dường như không hề khó khăn với các CTCK. Ngay cả những Cty lỗ lớn trong năm vừa qua cũng có TLVKD vượt xa mức yêu cầu.

CTCK Bảo Việt - Cty vừa bị HNX đưa vào diện cảnh báo vì lỗ hai năm liên tiếp, hiện có TLVKD thậm chí cao hơn gấp đôi mức yêu cầu – đạt 370%, TGĐ Cty - ông Nhữ Đình Hòa - cho biết.

“TLVKD của CTCK Bảo Việt luôn luôn cao, từ năm 2010 đã đạt 220% và giờ đã là trên 300%. Vấn đề bây giờ chỉ là làm thế nào để duy trì thôi”, ông Hòa nói.

Nằm trong số những CTCK thua lỗ nặng nề nhất, CTCK Bảo Việt ghi nhận mức lỗ 90,7 tỉ đồng trong năm 2010, và mức lỗ thậm chí còn cao hơn trong năm 2011 là 99,7 tỉ đồng. Vốn điều lệ của Cty hiện đang là 720 tỉ đồng.

Một trường hợp khác lỗ nặng nề hơn là CTCK Thăng Long cũng vượt ngưỡng một cách ngoạn mục. Là Cty có số lỗ lớn thứ hai trong khối các CTCK năm 2011, CTCK Thăng Long ghi nhận số lỗ 592 tỉ đồng, chiếm một nửa số VĐL 1.200 tỉ đồng của Cty. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận cho biết, sau khi Thăng Long hoàn tất việc phát hành 1.000 tỉ trái phiếu chuyển đổi và nhận về số vốn lớn hồi cuối năm ngoái, đến nay Cty đã hoàn toàn vượt mức TLVKD quy định.

Mặc dù danh sách và số liệu chính thức về TLVKD của các CTCK không được UBCK công khai, nhưng những người trong ngành đều biết hầu hết CTCK đã “xoay xở” ổn thỏa để đạt TLVKD yêu cầu ngay trước hạn 1.4.

Bên cạnh những Cty khỏe mạnh đương nhiên đạt tỉ lệ như SSI, CTCK TPHCM, các nguồn tin trong cuộc của một loạt các Cty khác, gồm cả những Cty lỗ lớn như VNDirect cũng cho biết Cty của mình đã vượt xa TLVKD yêu cầu của UBCK từ lâu.

Phó TGĐ của một CTCK bậc trung với số VĐL khoảng 300 tỉ đồng cho biết, Cty ông đã đạt được tỉ lệ yêu cầu. Theo vị PTGĐ này ước tính, ngoài nhóm nhỏ những Cty yếu kém đã lộ diện như SME, Tràng An,... các Cty tương đương với Cty của ông hầu như đều đã “lo liệu” được sổ sách để TLVKD vượt 180%.

Thế nhưng, “vấn đề là liệu các Cty có thực sự đi vào quản trị rủi ro không, hay là họ chỉ “xào nấu” sổ sách để đạt yêu cầu”, vị PTGĐ nêu vấn đề.

“Phần lớn các CTCK sẽ không đạt được yêu cầu về TLVKD nếu họ tính đúng và tính đủ. Ngoài 10-20 CTCK lớn nhất hiện nay, hầu hết số còn lại đều đang rơi vào tình trạng khó khăn” - chủ tịch của một CTCK thuộc Top 10 thị phần nhận xét thẳng thừng.

TLVKD, được tính bằng tỉ lệ phần trăm vốn khả dụng chia cho tổng giá trị rủi ro, được các CTCK nâng lên bằng cách tăng số vốn khả dụng hoặc giảm các tài sản rủi ro như danh mục đầu tư tự doanh hay tiền cho vay khách hàng.

Theo đó, những người trong ngành đánh giá rằng nhóm các CTCK được “chống lưng” bằng các tổ chức tài chính mạnh gồm các Ngân hàng hay các tập đoàn tài chính sẽ đi theo hướng được Cty mẹ hỗ trợ vốn.

Thực tế, CTCK Bảo Việt vẫn luôn có “đại gia” bảo hiểm hàng đầu là Tập đoàn Bảo Việt đóng vai trò Cty mẹ. Với CTCK Thăng Long, Cty mẹ là NH Quân đội cũng chính là đơn vị đăng ký mua chính trong đợt phát hành TP 1.000 tỉ đồng của Cty này.

Số các CTCK còn lại, một số lớn trong đó được cho là đã “xào nấu” sổ sách để đạt chỉ tiêu TLVKD.

“Thực tế có một vài thủ thuật về mặt tính toán”, lãnh đạo của một CTCK ở TPHCM cho biết. “Có những Cty dù đang ở trong tình trạng thực sự nguy hiểm, nhưng họ không đánh giá toàn bộ danh mục tự doanh (chiếm phần lớn trong tài sản rủi ro của CTCK), nợ của họ chưa đến hạn, kết quả TLVKD của họ vẫn cao hơn 180%” - ông nói.

Cũng theo vị lãnh đạo này, cuộc tái cấu trúc của các CTCK lần này có lẽ sẽ phải được UBCK sàng lọc kỹ hơn nữa. “Nếu chỉ nhìn vào chỉ số CAR theo thông tư 226 sẽ có một bức tranh không thực về sức khỏe tài chính của các CTCK”.

Thông tư 226 đã có hiệu lực về điều khoản xử phạt bắt đầu từ 1.4. Các CTCK được yêu cầu phải đạt tỉ lệ vốn khả dụng không dưới 180%. Dưới mức này Cty sẽ bị đưa vào diện kiểm soát và có nguy cơ bị rút phép nghiệp vụ.

 

                                                           Theo LaoDong

 

Các tin khác

Sáng ngày 11/4, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hoà Bình niêm yết mức lãi suất tiền gửi tối đa không vượt quá 12%/ năm.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đoàn công tác Bộ KH&CN thăm và làm việc tại Nhà máy ván sợi ép MDF (Yên Thủy)

(HBĐT) - Ngày 10/ 4, Đoàn công tác Bộ KH&CN do Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy MDF VinaFor - Tân An Hoà Bình (Yên Thuỷ). Cùng tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở: KH&CN, KH&ĐT và huyện Yên Thuỷ.

Vì sao diện tích dưa hấu toàn tỉnh sụt giảm?

(HBĐT) - Vụ xuân - hè năm 2012, diện tích dưa hấu trên địa bàn tỉnh sụt giảm đáng kể. Đến thời điểm này, khi thời vụ trồng vừa kết thúc, tổng diện tích chỉ đạt 552 ha/1.000 ha như kế hoạch.

Hướng dẫn xác định tỷ lệ lệ phí trước bạ đối với ô tô

(HBĐT) - Liên quan đến những vướng mắc của các cục thuế địa phương trong việc xác định tỷ lệ lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, Bộ Tài chính đã có Công văn số 2824/ BTC-TCT giải đáp chính sách về lệ phí trước bạ.

Tín dụng sụt giảm kỷ lục

Mức sụt giảm kỷ lục của tín dụng trong 3 tháng đầu năm vừa qua phản ánh phần nào thực trạng khó khăn của hàng loạt doanh nghiệp đang phải gánh chịu, mà lãi suất cho vay quá cao được coi là nguyên nhân then chốt.

Người Việt mua Buford gây tranh cãi trên báo Mỹ

Thông tin doanh nhân Việt (ông Phạm Đình Nguyên) mua lại thị trấn Buford với giá 0,9 triệu USD làm nổ ra tranh cãi trên báo Mỹ dù trước đó có nhiều người nước ngoài từng làm điều tương tự.

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 3/10/2010, dự án đường cao tốc Hoà Lạc - TPHB đoạn đi qua tỉnh ta dài 20,26 km với tổng mức đầu tư 6.700 tỷ đồng được chính thức khởi công tại địa bàn xã Yên Quang (Kỳ Sơn). Theo kế hoạch, tiến độ thi công phần đường là 36 tháng, phần cầu 42 tháng. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 18 tháng thi công, nhà thầu mới đang triển khai xây dựng 3,95 km đường thuộc gói thầu R4 (đoạn từ km 13+ 050 - km 17+ 000).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục