Doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, tín dụng tăng trưởng âm khiến các ngân hàng chuyển hướng mở rộng cho vay trên nhiều lĩnh vực

Số liệu thống kê cho thấy quý I/2012,   tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng (NH) âm 1,96% so với cuối năm 2011; chỉ số hàng tồn kho của toàn ngành công nghiệp đã tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước… Các con số trên chứng tỏ doanh nghiệp (DN) không hấp thụ được vốn, đòi hỏi hệ thống NH phải tìm cách khai thông đầu ra.

Hạ lãi suất, tăng đối tượng cho vay

Để đón đầu các quy định mới về cho vay, nhất là từ ngày 2-5, các DN nhập khẩu chỉ được phép vay VNĐ, rồi mua USD của NH thanh toán cho đối tác nước ngoài, DN xuất khẩu cần vốn để mua nguyên liệu sản xuất trong  nước cũng phải vay VNĐ, NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã tung ra 1.000 tỉ đồng cho vay xuất khẩu với lãi suất tối thiểu 16,5%/năm, thời hạn vay tối đa 4 tháng. NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng dành 6.000 tỉ đồng cho vay với lãi suất tương tự Sacombank, trong đó chủ yếu tập trung vào đối tượng xuất nhập khẩu, DN nhỏ và vừa… Còn NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất 13,5%/năm, cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn, DN nhỏ và vừa, lãi suất tối  thiểu 14%/năm.
Thời gian qua, do lãi suất quá cao nên doanh nghiệp không dám vay vốn khiến đầu ra của ngân hàng gặp khó. Ảnh: HỒNG THÚY

Ngoài ra, Sacombank cũng dành 1.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi đối với các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Lãi suất áp dụng cho tháng đầu tiên là 12%/năm, thời gian vay tối đa 12 tháng...

Do chính sách cho vay tiêu dùng gần như được tháo gỡ khỏi nhóm tín dụng không khuyến khích nên không ít NH đồng loạt hạ lãi suất, hướng dòng tiền cho vay đến nhóm khách hàng cá nhân để mở rộng đầu ra. NH Phương Đông (OCB) đưa lãi suất cho vay mua ô tô, mua nhà từ  22%-24%/năm về khoảng 19%/năm; NH Á Châu (ACB) cũng dành hạn mức tín dụng 7.000 tỉ đồng cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình.  Còn BIDV cho vay tiêu dùng ngắn hạn áp dụng lãi suất từ 16,5% năm trở lên, trung và dài hạn lãi suất từ 17,5%/năm trở lên… 

Theo ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng Giám đốc OCB, việc mở van tín dụng lĩnh vực không khuyến khích là cơ hội cho NH phát triển tín dụng, nhất là với lĩnh vực bất động sản, tiêu dùng vì nhu cầu thực tế của thị trường rất lớn. Tuy nhiên, việc kiểm soát tăng dư nợ  cho vay không khuyến khích vẫn là khó khăn với các NH.

Cho vay đáo hạn

NH Nhà nước vừa chỉ đạo các NH thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, ứ đọng tồn kho hàng hóa. NH thương mại phối hợp với khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất, bảo đảm khả năng trả nợ; tiếp tục xem xét cho vay mới.

Theo ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Eximbank, thực chất của việc tái cơ cấu nợ là các NH kéo dãn thời hạn vay đối với khoản vay dài hạn để DN giảm bớt số tiền trả nợ theo từng kỳ hạn. Tuy nhiên, NH phải xem xét từng trường hợp cụ thể, hàng tồn kho của DN nhiều hay ít, vốn vay có bị chiếm dụng không?… Khi đó, NH mới quyết định tái cơ cấu nợ cho DN. Lãnh đạo Sacombank cũng cho biết Sacombank đang lên kế hoạch hỗ trợ vốn và trong tuần sau sẽ xem xét từng DN để tái cơ cấu nợ.

Ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc BIDV, cho biết BIDV sẽ tập trung xác định các DN đang gặp khó khăn tạm thời, có định hướng phát triển lâu dài để hỗ trợ vốn. Ngoài việc giảm lãi suất, BIDV còn tăng thêm tín dụng, đặc biệt là tín dụng đáo hạn  nhằm cung ứng đủ vốn cho DN duy trì sản xuất kinh doanh, thiết kế gói sản phẩm linh hoạt gồm 4 đối tượng: ngân hàng - nhà đầu tư - nhà thầu - khách hàng để dòng tiền  được lưu chuyển tốt hơn.

Một số NH còn tung ra các sản phẩm tín dụng dài hạn cho DN như ACB cho vay tái cấu trúc tài chính dành cho DN nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến với hình thức cho vay trả góp trung - dài hạn 50 tỉ đồng trong vòng 60 tháng. NH Đại Á (DaiABank) cũng dành 1.000 tỉ đồng cho vay các DN nhỏ và vừa, thời hạn vay 3 - 5 năm...
 
 
                                                                     Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác

Nông dân xã Trung Bì (Kim Bôi) dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, chăm sóc cây trồng.
Không có hình ảnh
Các đại biểu đến dự hội nghị Công bố quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.
Không có hình ảnh

Góp phần thúc đẩy xúc tiến thương mại tỉnh ta

(HBĐT) - Công ty TNHH Hội chợ thương mại á - âu có trụ sở tại Hà Nội, hiện có đội ngũ hàng chục nhân viên chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm làm công tác xúc tiến thương mại.

Tỉnh ta được chuyển mục đích sử dụng 559, 99 ha đất để thực hiện 29 dự án, công trình

(HBĐT) - Ngày 30/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 409/TTg-KTN về việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.

Giá trị sản xuất CN - TTCN quý I tăng 11% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trong quý I, giá trị sản xuất CN -TTCN của tỉnh ước đạt 1.032, 96 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 23,6% kế hoạch năm.

Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Minh Trung

(HBĐT) - Sáng 15/4, Chi nhánh Công ty TNHH Minh Trung tổ chức lễ ra mắt công đoàn chi nhánh Nhà máy cháo sen Bát Bảo Minh Trung.

Công ty CP Tư vấn Xây dựng Giao thông Hòa Bình: Giữ ổn định trong khó khăn

(HBĐT) - Công ty CP TVXDGT Hòa Bình là đơn vị có bề dày hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế giao thông. Năm 2005, thực hiện chủ trương chuyển đổi DNNN sang công ty cổ phần thực hiện chức năng khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn; lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế cơ sở.

Quý I, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 340 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở KH-ĐT, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh quý I ước đạt 340 tỷ đồng, bằng 21% so với Thủ tướng Chính phủ giao và 19% chỉ tiêu HĐND tỉnh, trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 315 tỷ đồng; thu quản lý qua NSNN ước đạt 25 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục