Theo Thông tư số 03/2012/TT-NHNN của Ngân hàng (NH) Nhà nước về việc cho vay bằng ngoại tệ, từ ngày 2-5, NH thương mại chỉ được phép cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.

 

Ngân hàng bao thanh toán

Với quy định trên, các NH thương mại đang siết dần việc cho vay ngoại tệ khiến không ít doanh nghiệp (DN) nhập khẩu hàng hóa buộc phải vay VNĐ rồi mua USD thanh toán cho đối tác nước ngoài. DN xuất khẩu cần vốn để mua nguyên liệu sản xuất trong nước cũng phải vay VNĐ dù đã có nguồn thu ngoại tệ. Riêng các DN xăng dầu và một số dự án cần nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc… vẫn được tiếp cận vốn vay USD nếu DN và dự án đó được NH Nhà nước cấp phép vay vốn bằng ngoại tệ.
Lãi  suất USD thấp nhưng chỉ doanh nghiệp đủ điều kiện mới có thể vay vốn. Ảnh: Hồng Thúy

Đây là điểm khác biệt so với năm 2011 bởi lúc đó nhiều DN xuất khẩu vay USD rồi lại bán số USD đó cho NH để lấy tiền đồng, tạo nên nguồn cung ảo thường làm thị trường ngoại tệ méo mó. Còn nhà nhập khẩu được phép vay ngoại tệ tại một NH có thể chứng minh nguồn tiền trả nợ bằng hợp đồng mua ngoại tệ  tại NH khác khiến cầu ngoại tệ thường tăng đột biến vào những thời điểm DN đến hạn trả nợ...

Trước tình hình mới, nhiều DN nhập khẩu  đã vay vốn qua phương thức NH bao thanh toán. Theo ông Lê Viết Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hanco (Hancofood), sau khi DN có hợp đồng nhập khẩu, các NH sẽ cho DN vay vốn bằng cách thanh toán tiền mua hàng hóa cho đối tác nước ngoài, rồi giữ lô hàng đó làm tài sản thế chấp. Sau đó, DN sẽ từng bước trả nợ cho NH.

Cũng do không được vay ngoại tệ, nhiều DN nhập khẩu buộc phải vay VNĐ với lãi suất khá cao. Vì thế, muốn giảm chi phí vay vốn, DN nhập khẩu thường phải tham gia các dịch vụ, chuyển tài khoản tiền gửi thanh toán… tại các NH về NH mà DN vay tiền mới lọt vào đối tượng vay vốn với lãi suất thấp.

Ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc NH TMCP Á Châu, cho biết hiện nay nhiều NH đã thiết kế chuỗi sản phẩm tín dụng liên hoàn dành cho DN xuất nhập khẩu, từ khâu thu mua cho đến khâu bao thanh toán hàng hóa. Vấn đề là DN tạo điều kiện cho NH kiểm soát toàn bộ dòng tiền, tạo dựng cho NH niềm tin trả nợ để dễ dàng tiếp cận vốn.

Vay vốn nước ngoài bằng hàng hóa

Để giảm mức độ vay vốn NH, một số DN xuất khẩu thường vay vốn của đối tác nước ngoài thông qua hàng hóa (thường gọi là vay hàng hóa nước ngoài). Tức là DN chưa giao hàng cho đối tác nước ngoài nhưng đã nhập khẩu nguyên liệu sản xuất do công ty con của đối tác nước ngoài cung cấp. Khi hàng hóa xuất khẩu của DN đến kho của đối tác nước ngoài, lập tức số tiền mà DN đã mua hàng từ công ty con của đối tác nước ngoài sẽ được đối tác này cấn trừ. Tính ra, DN xuất khẩu không phải vay quá nhiều USD của NH, đối tác nước ngoài cũng bán được hàng hóa cho DN, có lợi cho cả hai bên.

Theo các NH, việc vay hàng hóa nước ngoài không ảnh hưởng đến cung - cầu USD bởi DN xuất khẩu đã có nguồn thu ngoại tệ thay thế cho việc mua ngoại tệ. Thế nhưng, không phải DN nào cũng được vay hàng hóa nước ngoài, bởi điều kiện vay thường rất ngặt nghèo. Để phòng ngừa DN xuất khẩu Việt Nam không giao hàng, đối tác nước ngoài thường đòi hỏi DN cung cấp giấy xác nhận của NH thương mại sẽ mua ngoại tệ để thanh toán các khoản vay hàng hóa ngắn hạn, còn đối với khoản vay hàng hóa trung và dài hạn, DN phải cung cấp cho đối tác nước ngoài giấy xác nhận mua ngoại tệ của NH Nhà nước. Mặt khác, DN xuất khẩu phải nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu mới được đối tác nước ngoài cho vay hàng hóa.

 

                                                                         Theo Báo NLĐ

 

Các tin khác

Dây chuyền chế biến hạt điều xuất khẩu. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN).
Được uỷ quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải trao Huân chương Độc lập cho tập thế Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 222.
Du lịch suối khoáng Kim Bôi luôn là địa điểm khách trong dịp nghỉ lễ.
Không có hình ảnh

Triển vọng từ giống lúa tẻ Thái

(HBĐT) - Trong những năm qua, chương trình sản xuất giống nông hộ trên địa bàn toàn tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Các tổ hội đã tự tìm nhiều giống lúa phù hợp với nông dân ở địa phương, tiêu biểu như giống lúa tẻ Thái ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.

Đầu tư 2 tỉ đồng nâng cấp đường liên xóm Ngái - Bạ

(HBĐT) - Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 338 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nâng cấp đường xóm Ngái đi xóm Bạ, xã Yên Lập (Cao Phong) bằng nguồn vốn viện trợ của EU cho Chương trình 135 giai đoạn II với tổng vốn đầu tư 2 tỉ đồng.

Sẽ nới thêm dòng tín dụng

Hàng loạt quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và loại bỏ hàng loạt các đối tượng ra khỏi danh sách hạn chế cho vay là các chỉ dấu rõ nét nhất cho động thái nới lỏng tín dụng từ phía NHNN. Thị trường có thể có thêm chỉ dấu mới nếu bản dự thảo thay thế thông tư 13 tới đây được thông qua.

Hệ thống bán lẻ ngấm đòn suy thoái: DN bán hàng giải thể nhiều nhất

Thị trường phân phối bán lẻ đang bước vào giai đoạn sàng lọc, đào thải khắc nghiệt. Ngoài những doanh nghiệp đã bỏ cuộc, dự báo sẽ còn nhiều thương hiệu khác sẽ mất đi

Chặt chẽ trong quản lý để doanh nghiệp phát triển thực sự bền vững

Trước thực tế khó khăn của các doanh nghiệp đang phải đối mặt, Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập được Thủ tướng phê duyệt ngày 11/4/2012 vừa qua đã được hy vọng phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Chất cấm tạo nạc trong mẫu thức ăn chăn nuôi phát hiện tại tỉnh ta: Không gây tác hại với sức khoẻ do hàm lượng rất thấp

(HBĐT) - Sau thông tin phát hiện 1 mẫu thức ăn chăn nuôi ở tỉnh ta có kết quả dương tính với chất cấm thuộc nhóm Beta - Agonists, tình hình tiêu thụ thịt lợn trên thị trường tiếp tục giảm. Nhiều người tiêu dùng hoang mang trước thực tế trên. Nhằm giúp bạn đọc nắm bắt những thông tin mới và giải tỏa những băn khoăn, lo lắng xung quanh vấn đề này, PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục Thú y. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục