Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH Đà Bắc, anh Khương Đức Thụ xóm Sèo, xã Cao Sơn đầu tư chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH Đà Bắc, anh Khương Đức Thụ xóm Sèo, xã Cao Sơn đầu tư chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Cùng với cán bộ NHCSXH huyện Đà Bắc, chúng tôi đến xã Cao Sơn. Điểm dừng chân đầu tiên là hộ anh Khương Đức Thụ, xóm Sèo với mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Cuối năm 2011, anh Thụ được vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của NHCSXH Đà Bắc đầu tư chăn nuôi lợn rừng, gà và chế biến thức ăn gia súc. Anh Thụ tâm sự: Địa hình Cao Sơn chủ yếu là đồi núi nên cây ngô là chủ lực nhưng nếu chỉ trông vào cây ngô quanh năm cũng chỉ đủ ăn, nói gì đến khá giả. Từ năm 2006, anh bàn với gia đình tận dụng đất vườn rộng đầu tư chăn nuôi gà với quy mô lớn, đầu tư 40 triệu đồng mua lưới làm chuồng trại nuôi gà thịt, gà giống, riêng gà thịt 1 năm xuất 2 lứa khoảng 2.000 con và khoảng 800 con gà giống. Ngoài ra, đầu tư xây dựng nhà xưởng mua máy xay xát trị giá 60 triệu đồng, trực tiếp thu mua ngô hạt của bà con về nghiền cám bán Hiện, trong chuồng nhà anh đang nuôi 700 con gà con, 50 con lợn rừng. Năm 2011, thu nhập từ lợn rừng của gia đình đạt 200 triệu đồng, từ chăn nuôi gà gần 300 triệu đồng và gần 100 triệu đồng từ kinh doanh cám ngô, trừ chi phí, lợi nhuận 250 triệu đồng.

 

Chị Trịnh Thị Phượng, tổ trưởng tổ TK &VV xóm Sèo cho biết: Tổ có 51 thành viên, dư nợ đạt trên 1 tỉ đồng, tập trung vào 5 chương trình tín dụng là hộ nghèo, HSSV, NS&VSMT, SXKD và làm nhà ở. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

 

Anh Nguyễn Văn Thiệu, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: Để đồng vốn đến tay hộ nghèo đạt hiệu quả cao, cán bộ Ngân hàng CSXH huyện luôn năng động từ cách nghĩ đến cách làm, tìm mô hình cho vay hiệu quả theo từng địa bàn, nhu cầu vay vốn của người dân. Có vốn nhưng làm thế nào để đồng vốn sinh lời càng khó hơn, nhất là đối với hộ nghèo, hộ SX -KD tại vùng khó khăn, hộ chưa có việc làm ổn định... Vì vậy, công việc của NHCSXH không chỉ đơn thuần là giải ngân mà còn tìm cách hỗ trợ người nghèo sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Định kỳ, NHCSXH huyện phối hợp với các tổ chức, đoàn thể nhận ủy thác kiểm tra tình hình cho vay; thu lãi, thu tiết kiệm với tổ vay vốn và tổ chức họp bàn đánh giá kết quả hoạt động nhằm kịp thời uốn nắn những sai sót trong quá trình thực hiện. Đến nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc có 20 điểm giao dịch của NHCSXH với 210 tổ TK &VV ở khắp các thôn, đây là đầu mối chuyển vốn ưu đãi đến hộ nghèo, vùng nghèo tốt nhất, tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn ngay tại địa bàn KDC.

 

Đến hết tháng 4/2012, doanh số cho vay của NHCSXH Đà Bắc đạt trên 8 tỉ đồng tập trung cho vay 3 chương trình là hộ nghèo, HSSV và nhà ở, đưa tổng dư nợ toàn huyện lên trên 130 tỉ đồng với hơn 7.524 hộ có quan hệ vay vốn, thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt trên 52 tỉ đồng, dư nợ cho vay SXKD đạt trên 26 tỉ đồng, dư nợ cho vay hỗ trợ làm nhà ở đạt trên 13 tỉ đồng, dư nợ cho vay HSSV đạt trên 13 tỉ đồng...

 

Hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện là địa chỉ đáng tin cậy, từng bước làm thay đổi bộ mặt, đời sống người dân vùng nông thôn, vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo đạt 98%, giúp nhiều nông hộ có vốn đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Năm 2011, từ nguồn vốn NHCSXH đã góp phần giúp cho 676 hộ thoát khỏi đói nghèo. NHCSXH huyện Đà Bắc đang nỗ lực tăng cường dư nợ cho vay để người nghèo có thêm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn, phục vụ sản xuất, xoá đói - giảm nghèo, góp phần phát triển KT -XH địa phương.

 

 

                                                              Hải Linh

 

Các tin khác

Tiến sĩ Đỗ Hải Hồ, Trưởng BQL các KCN tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho  Công ty TNHH Midori vốn đầu tư 100% của DN Nhật Bản thực hiện tại KCN Lương Sơn.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc với lãnh đạo huyện Lương Sơn.
Toàn cảnh hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu.
Nhiều tập thể, cá nhân BQL các KCN được UBND tỉnh khen thưởng vì có thành tích đóng góp cho phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh. ảnh: L.C

621.319 triệu đồng cho ổn định dân cư giai đoạn 2012-2015

(HBĐT) - Theo Chi cục Phát triển nông thôn, tổng nhu cầu cần bố trí sắp xếp ổn định dân cư của tỉnh là 12.062 hộ.

Đầu tư 4,5 tỉ đồng nâng cấp đường từ trung tâm xã Pà Cò đi Pà Háng lớn

(HBĐT) - UBND tỉnh Hoà Bình vừa có Quyết định số 342/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đường từ trung tâm xã Pà Cò đi xóm Pà Háng lớn, xã Pà Cò, huyện Mai Châu với tổng vốn 4,5 tỉ đồng từ nguồn vốn viện trợ của EU cho Chương trình 135 giai đoạn II.

Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân: Giảm trừ gia cảnh nhiều hơn cho người nộp thuế

Bộ Tài chính cho biết vừa trình Chính phủ dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 6 triệu đồng thay cho mức 4 triệu đồng như hiện nay.

Ngân hàng NN&PTNT huyện Cao Phong: Cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Với đặc thù địa bàn có ít doanh nghiệp, đối tượng vay chủ yếu là hộ sản xuất, Ngân hàng NN&PTNT huyện Cao Phong tập trung ưu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tính đến hết tháng 4 đã có tổng số 5.700 hộ được vay, tổng dư nợ cho vay 225,5 tỷ đồng.

Công ty TNHH MTV Sông Bôi nhận bàn giao 11 máy cơ giới sản xuất chè

(HBĐT) - Ngày 30/5, Công ty TNHH MTV Sông Bôi (Lạc Thủy) đã được Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc bàn giao 11 máy cơ giới tổng hợp phục vụ sản xuất chè bao gồm: 1 máy đốn chè, 6 máy hái chè và 4 máy phun thuốc. Tổng trị giá số máy móc, thiết bị đầu tư gần 160 triệu đồng. Trong đó, Viện khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc hỗ trợ 75%, 25% vốn đối ứng của Công ty TNHH MTV Sông Bôi.

Tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp trong các KCN

(HBĐT) - Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 8 KCN. Đến nay đã có 4 KCN có doanh nghiệp đi vào sản xuất - kinh doanh. Công đoàn các KCN tỉnh được thành lập từ năm 2010, Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn các KCN tỉnh đã dần ổn định tổ chức, có nhiều hoạt động thiết thực trong chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đoàn viên, công tác phát triển đoàn viên, phát triển CĐCS, phong trào văn hoá, thể thao … Trong đó, việc ký kết “thoả ước lao động tập thể” tại các CĐCS được quan tâm hàng đầu bởi đó là một trong điều kiện quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục