Mô hình kinh tế  cho thu nhập cao  của gia đình anh  Bùi Văn Chung, xã An Bình (Lạc Thủy).

Mô hình kinh tế cho thu nhập cao của gia đình anh Bùi Văn Chung, xã An Bình (Lạc Thủy).

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình anh vào một buổi chiều hè oi bức. Nhìn cơ ngơi của anh không ai có thể nghĩ rằng 10 năm trước, gia đình anh thuộc diện nghèo khó nhất xã An Bình (Lạc Thủy). Anh là Bùi Văn Chung - hội viên chi hội nông dân thôn Ninh Ngoại, xã An Bình.

 

Anh Chung cho biết: Gia đình anh có 4 người thì 3 người tham gia sinh hoạt tổ chức Hội Nông dân. Trước năm 2000, gia đình anh rất khó khăn, thường xuyên lâm vào cảnh nợ nần. Trước hoàn cảnh đó, anh luôn trăn trở, suy nghĩ làm cách nào để vươn lên thoát nghèo. Với sức trẻ và lòng quyết tâm, anh đã đi tìm hiểu, học hỏi cách làm giàu của nông dân các vùng lân cận và nhận thấy với ưu thế của xã là diện tích đất rừng rộng và nguồn nhân lực dồi dào nên đã mạnh dạn đầu tư sản xuất. Ban đầu, số vốn của anh chỉ là 2 triệu đồng vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân, anh đã làm đơn vay 5 triệu từ Ngân hàng CSXH và vay mượn thêm anh em, bạn bè để bước đầu SX -KD phát triển kinh tế. Anh và gia đình tập trung làm gạch thủ công bán cho nông dân trong thôn, đồng thời khai phá đồi hoang trồng được 3 ha rừng và nuôi 2 cặp bò sinh sản.

 

Thông qua tổ chức Hội, anh và các thành viên trong gia đình thường xuyên được tiếp cận với các tiến bộ KH -KT để từ đó ứng dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế. Nhận thấy SXNN nhỏ lẻ không ổn định, anh đã mở rộng đất sản xuất và phát triển chăn nuôi. Đến nay, gia đình anh đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp là chăn nuôi, trồng rừng và kinh doanh dịch vụ với quy mô lớn mang lại thu nhập hàng năm hơn 600 triệu đồng.

 

Tham quan mô hình trang trại của anh, chúng tôi thán phục bởi rừng keo bạt ngàn với diện tích 27 ha, đây cũng là nơi chăn thả dê, bò với tổng số hơn 50 con. Dưới chân đồi là 6 ha mặt nước được anh sử dụng để nuôi vịt, thả cá. Ngoài ra, anh còn kinh doanh vật liệu xây dựng cung cấp cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Trang trại của anh thường xuyên duy trì việc làm cho từ 25 - 30 lao động với mức thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng /tháng.

 

Hưởng ứng các phong trào do tổ chức Hội phát động, đặc biệt là phong trào “Nông dân thi SX -KD giỏi và làm giàu chính đáng”, anh luôn tranh thủ mọi điều kiện, tích cực học hỏi phát triển kinh tế. Đồng thời giúp đỡ các hộ nông dân khó khăn vươn lên thoát nghèo. Trong 2 năm anh đã tạo vốn làm ăn và xây dựng nhà cho 7 hộ nghèo với số tiền 65 triệu đồng. Mặt khác, anh và gia đình luôn quan tâm làm tốt công tác xã hội, từ thiện; gương mẫu, tích cực vận động mọi người cùng tham gia ủng hộ các phong trào, CVĐ của các cấp, ngành, đặc biệt là các phong trào do các cấp Hội Nông dân  phát động.

 

Với những kết quả đạt được, năm 2012, anh vinh dự là 1 trong 5 hội viên tiêu biểu của tỉnh được T.ư Hội Nông dân tặng bằng khen và được đi dự hội nghị biểu dương nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV tại Hà Nội.

 

 

                                                               Nguyễn Văn Bình

                                                         (Hội Nông dân Lạc Thủy)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Từ nguồn vốn vay của NHCSXH Kim Bôi, gia đình bà Bùi Thị Dấu, xóm Ve, xã Đông Bắc đầu tư phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp khởi công nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Hòa Bình.
Lãnh đạo Sở Công thương trao bằng khen của Trung ương, Bộ và tỉnh cho tập thể, cá nhân.

Mô hình sản xuất cây màu vụ đông ở xã Phong Phú

(HBĐT) - Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chương trình xây dựng NTM, tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo cơ hội cho phát triển SX định hướng thị trường, tập trung, quy mô lớn, trong đó, chú trọng lựa chọn những giống cây, con phù hợp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ KH -KT vào SX, thâm canh, tăng vụ, là những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong nâng cao năng lực SX của nông dân. Hiệu quả từ mô hình trồng cây vụ đông xã Phong Phú (Tân Lạc) bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển SX chương trình xây dựng NTM năm 2011 mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tổng số đàn gia súc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2011

(HBĐT) - Theo Sở KH - ĐT, tính đến thời điểm 1/4/2012 đàn gia súc trên địa bàn tỉnh giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2011.

Bổ sung 8 tỷ đồng cho dự án cải tạo nâng cấp QL 12B

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp QL 12B có tổng chiều dài 42,7 km, với tổng mức đầu tư 493 tỷ đồng. Tuyến đường đi qua 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy. Sau gần 19 tháng triển khai, đến nay Hội đồng đền bù GPMB các huyện mới bàn giao cho nhà thầu được 26,3/42,7km, gồm: huyện Yên Thủy bàn giao được 9,8/16,4 km; huyện Lạc Sơn 15/25,6 km; huyện Tân Lạc 1,5/1,5 km.

Giao ban công tác Hội Nông dân cụm số 1

(HBĐT) - Vừa qua, tại huyện Lạc Sơn, cụm thi đua Hội Nông dân gồm 4 huyện: Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy và huyện Lạc Sơn đã tổ chức gia ban công tác hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, phương hướng hoạt động trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012.

Kỳ Sơn tạo chuyển dịch tích cực từ phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 

HBĐT) - Đánh giá Nghị quyết số 05/NQ-HU của Huyện ủy Kỳ Sơn về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”, đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn cho biết: Việc phát triển công nghiệp, TTCN đã bước đầu khai thác được tiềm năng, lợi thế, tạo ra chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế bền vững ở Kỳ Sơn.

Bồi dưỡng kiến thức QLNN về lĩnh vực công thương và hội nhập quốc tế

(HBĐT) - Sở Công thương vừa mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức QLNN về lĩnh vực công thương và hội nhập quốc tế cho 70 học viên là cán bộ, công chức sở, các đơn vị trực thuộc sở và công chức các phòng Kinh tế & Hạ tầng 11 huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục