Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác của bộ NN&PTNT.
(HBĐT) - Ngày 25/7, UBND tỉnh đã là việc với đoàn công tác của Bộ NN và PTNT do Đồng chí Phạm Khánh Ly, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác kinh tế và phát triển nông thôn làm trưởng đoàn về tổ chức thực hiện di dân tái định cư thuỷ điện Hoà Bình, kết quả thực hiện dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà từ năm 1995 - 2015. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham gia cuộc làm việc có đại diện Văn phòng Chính phủ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành cùng Chủ tịch UBND các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hoà Bình.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 26 xã, phường của các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc; Mai Châu; Cao Phong và thành phố Hoà Bình nằm trong dự án di dân vùng hồ sông Đà. Toàn vùng có 12.724 hộ với 52.876 nhân khẩu và 10 điểm chuyển dân tập trung ra các xã, phường ngoài vùng. Nhân dân vùng dự án chủ yếu sống bằng sản xuất nông - lâm nghiệp, không có sản phẩm hàng hóa, trình độ thâm canh thấp, thu nhập không ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo cao.
Tổng vốn đầu tư các dự án từ năm 1995 - 2015 cho dự án di dân vùng hồ sông Đà trên 1.678 tỷ đồng với 3 giai đoạn. Từ năm 1995 đến hết tháng 6 năm 2012, các dự án đã giải ngân được gần 689 tỷ đồng, gồm: đầu tư phát triển sản xuất; đầu tư cơ sở hạ tầng; di chuyển dân… Từ năm 1995 - 2012 cùng kết hợp với nguồn vốn các dự án khác đã thực sự làm thay đổi bộ mặt KT- XH của các xã vùng hồ sông Đà, đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân dần được nâng lên. Thu nhập bình quân đạt 8,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm xuống còn 36%; hộ dân được sử dụng điện lưới đạt 85%; 26 xã có đường đến trung tâm; độ che phủ rừng đạt 55% …Nhiều địa phương đã gieo trồng giống cây mới như: chè, mía nguyên liệu; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng. Đã có sự trao đổi giao lưu hàng hoá. Học sinh trong độ tuổi đã được đến trường. Các công trình kết cấu hạ tầng điện, đường, nhà văn hoá, trạm thu phát lại truyền hình đã làm thay đổi căn bản đời sống tinh thần cũng như nhận thức của người dân vùng hồ.
Tuy nhiên, những năm qua, do mưa lũ nhiều, xuất hiện thêm nhiều điểm đất trượt nguy hiểm đến nơi ăn ở và sản xuất của nhân dân vùng hồ, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chưa ổn định, chưa đảm bảo ổn định sinh kế lâu dài cho người dân. Nguyên nhân một phần là do không có đất sản xuất, khó khăn về đường giao thông nên sản phẩm nông sản thường bị ép giá. Nguy cơ tái đói còn tiềm ẩn. Vẫn còn khoảng 16 tuyến đường giao thông liên xã cần được nâng cấp và một số hệ thống cầu, ngầm, bến thuyền, đường dân sinh các xóm. Với các xã thuộc vùng di dân vùng hồ sông Đà vẫn còn thiếu 35-40% các công trình truờng học, trạm y tế, nước sinh hoạt và các công trình dân sinh khác …
Sau khi đi tế tại một số địa phương vùng lòng hồ sông Đà, các thành vien Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT cùng đại diện các huyện đã nêu ra những khó khăn, tồn tại và vướng mắc trong công tác thúc đẩy KT-XH tại những vùng di dân khu vực lòng hồ sông Đà. Các vấn đề bất cập bao gồm về hệ thống hạ tầng giao thông, cung cấp điện, đất dành cho sản xuất, đất tái định cư…
Tại buổi làm việc, tỉnh ta đã kiến nghị với đoàn công tác và Bộ NN&PTNT một số vấn đề như: tiếp tục sắp xếp di chuyển một bộ phận dân cư, xây những mô hình kinh tế phù hợp để thiết lập sinh kế bền vững cho nhân dân. Đồng thời, đề xuất với Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương cho phép rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án 1588 về ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đến 2015 nhằm giải quyết cơ bản nhiệm vụ ổn định và phát triển KT-XH các vùng nói trên. Trên cơ sở đầu tư hoàn thiện cở sở hạ tầng, dành thêm nhiều quỹ đất cho sản xuất, xây dựng các khu tái định cư, tập trung nguồn vốn và chính sách riêng, đặc thù cho vùng. Qua đó, từng bước thúc đẩy phát trien kinh tế - xã hội bền vững cho nhân dân các xã vùng hồ sông Đà.
Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời đề nghị các sở, ngành liên quan cùng phối hợp với các địa phương rà soát, bổ sung thêm các số liệu, nhất là số hộ nghèo, hộ di dân của huyện Đà Bắc, khu vực vùng lòng hồ. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh báo cáo với các bộ, ngành Trung ương về những khó khăn, vướng mắc nhằm sớm tìm giải pháp xoá đói - giảm nghèo và phát triển KT – XH bền vững cho khu vực di dân vùng lòng hồ sông Đà.
Hồng Trung
Trong khi Bộ GTVT cho rằng quản lý, sử dụng lòng đường Hà Nội còn nhiều tồn tại như cấp phép trông giữ xe thuộc danh mục phố cấm, phố không đủ rộng… thì Sở GTVT Hà Nội khẳng định, đã làm đúng quy định. Sở cũng "bác" con số thất thoát 20 tỷ đồng...
(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 80/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế thay thế Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012. Theo đó, một số nội dung chính thay đổi như sau:
(HBĐT)- Mặc dù không nằm trong xã điểm được chọn xây dựng NTM trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2011-2015 nhưng Kim Truy lại là xã hưởng ứng sôi nổi CVĐ xây dựng NTM mà chưa có sự đầu tư của Nhà nước.
(HBĐT) - Tuyến đường nhựa liên xã từ xã Ngọc Lương qua các xã Đoàn Kết, Phú Lai, Yên Lạc đến thị trấn Hàng Trạm dài chừng trên dưới 10 km. Trục đường này được Nhà nước đầu tư từ 5 – 6 năm lại đây, có một số đoạn vừa mới được nâng cấp xong. Việc nâng cấp tuyến đường này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH cho nhiều xã của huyện Yên Thủy có tuyến đường chạy qua.
(HBĐT) - Từ đầu năm 2012 đến nay, các TCTD trên địa bàn liên tiếp điều chỉnh hạ lãi suất. Tuy vậy, mặt bằng lãi suất cho doanh nghiệp với những khoản vay cũ nhìn chung vẫn còn khá cao khoảng 17%/năm. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp nhiều tháng nay làm ăn đình đốn nên không đủ điều kiện, rất khó tiếp cận vốn vay lãi suất thấp từ 15%/năm hoặc thấp hơn của các TCTD.
(HBĐT) - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện đồng đất, nông dân ở xã Mãn Đức (Tân Lạc) đã trồng lạc vụ xuân trên đất 1 vụ lúa, bước đầu cho thu nhập cao.