Khu cung ứng thực phẩm, rau xanh tại chợ Nghĩa Phương tấp nập người bán, người mua.

Khu cung ứng thực phẩm, rau xanh tại chợ Nghĩa Phương tấp nập người bán, người mua.

(HBĐT)- Tình hình kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, sức tiêu thụ giảm là một trong những nguyên do khiến nhiều loại lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục giảm giá trong thời gian này. Bên cạnh đó, với nguồn cung dồi dào, giá bán các loại rau, củ, quả cũng đồng loạt giảm.

 

Tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hòa Bình trong vài ngày qua, lương thực, thực phẩm, rau xanh đảm bảo tốt việc cung ứng đến người tiêu dùng. Dễ dàng quan sát thấy, ngoài các tiểu thương, hộ kinh doanh buôn bán cố định còn có nhiều nông dân tự đem hàng ra bán ngay tại chợ. Anh Bùi Văn Hiền ở xóm 5, xã Sủ Ngòi cho biết: Từ sau mùa thu hoạch lúa vụ chiêm đến nay, giá gạo trên thị trường giảm mạnh. Hiện tại, gạo BC 15 đang được nông dân bán tại chợ với giá 11.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với tuần trước, gạo tạp giao giá từ 95.000 – 100.000 đồng/yến. Các loại gạo khác như bắc hương, liên hương, gạo R64 và tám Điện Biên, tám Nam Định… đang có trên thị trường đều giảm từ 10.000 đồng – 15.000 đồng/yến. So giá tại các đại lý, cửa hàng lương thực trong chợ, người tiêu dùng bao giờ cũng mua được gạo với giá thấp hơn ở khu lương thực do nông dân bày bán.

 

Tương tự, rau xanh do bà con tự sản xuất và cung ứng cũng có giá thấp hơn so với các quầy hàng mua buôn lại. Theo chị Nguyễn Thị Xanh ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) – một hộ chuyên bán rau theo kiểu buôn thúng, bán mẹt ở chợ Nghĩa Phương: bán buôn cho các quầy chỉ được 2.000 đồng/bó rau muống, 5.000 đồng/kg mướp quả, mồng tơi thì 2.500 đồng/bó. Nhưng nếu bán thẳng cho khách, người làm nông nghiệp đỡ bị thiệt thòi hơn. Đang thời điểm là rau xanh phong phú nhất trong năm với đủ loại rau, củ, quả tươi ngon để người tiêu dùng lựa chọn. Tại các chợ, nông dân tự đem bán rau xanh họp thành một khu riêng có đến hàng trăm người. Giá do nông dân bán ra cũng thấp hơn hẳn so với các quầy. Đơn cử rau muống, mồng tơi, rền có giá 3.000 đồng/bó, trong khi tại quầy bán cố định giá 4.000 đồng – 6.000 đồng/bó, mướp được bán với giá từ 7.000 đồng - 8.000 đồng/kg trong khi các quầy bán ra cho khách 10.000 đồng/kg.

 

Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều khiến nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân giảm đáng kể. Khảo sát thị trường tại các chợ, giá thịt lợn không có biến động, một số hàng tươi sống khác như tôm, cua, cá, gà, vịt, trâu, bò giảm giá. Cụ thể: cá chép từ 90.000 đồng/kg giảm xuống 75.000 đồng – 80.000 đồng/kg, tôm (loại to) từ 220.000 đồng/kg giảm còn 170.000 đồng – 180.000 đồng/kg, cua đồng từ 8.000 đồng/kg giảm xuống 5.000 đồng – 6.000 đồng/kg, gà ta từ 140.000 đồng/kg giảm còn 120.000 đồng/kg… Bà Phạm Thị Hoan ở tổ 6, phường Phương Lâm cho biết: Đồng tiền làm ra ngày càng khó nên tiêu dùng thực phẩm dè sẻn đi, vả lại thời tiết oi bức, thịt, cá cũng dễ gây cảm giác kém ngon miệng.

 

Lương thực, thực phẩm, rau xanh là những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nguồn cung phong phú, đa dạng, giá các mặt hàng giảm có lợi đối với người tiêu dùng. Trong lúc này, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân là việc làm cần thiết trong chương trình xúc tiến thương mại, giúp người dân yên tâm hơn cho đầu tư tái sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.

 

                                                                           Bùi Minh

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục