Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham dự hội nghị trực tuyến về đào tạo nghề cho LĐNT.
(HBĐT) - Chiều ngày 7/9, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị. Về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở ngành, đơn vị; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.
Theo báo cáo của BCĐ Trung ương thực hiện Quyết định 1956, tính đến cuối tháng 6/2012, đã có 9.115 xã trên toàn quốc thành lập ban chỉ đạo/ tổ công tác thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT. Toàn quốc có 657 ban chỉ đạo cấp huyện; 63 Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm, các địa phương đã tổ chức dạy nghề cho 135.397 lao động nông thôn, đạt 28,4% kế hoạch cả năm. Đối với tỉnh ta, toàn tỉnh đã huy động được 27 cơ sở dạy nghề cho LĐNT. Tổng kinh phí cho công tác dạy nghề LĐNT đạt 4,6 tỷ đồng, trong đó, 830 triệu đồng để ngành nông nghiệp tổ chức dạy nghề nông nghiệp với kế hoạch tổ chức đào tạo 356 học viên; Trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố được phân bổ trên 2,5 tỷ đồng, kế hoạch tổ chức đào tạo cho trên 1.400 học viên; cơ sở dạy nghề thuộc các sở, ngành có kinh phí trên 1,3 tỷ đồng, kế hoạch đào tạo nghề cho 482 học viên. Toàn tỉnh hiện có 10 Trung tâm dạy nghề ở 10 huyện, Nhìn chung, UBND các huyện đã quan tâm tạo điều kiện về quỹ đất để đầu tư xây dựng TTDN, tạo điều kiện bố trí các cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu, bố trí cán bộ, giáo viên để các TTDN thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho học viên. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh ta cũng đang gặp một số khó khăn, tồn tại. Trong đó, BCĐ thực hiện Quyết định 1956 đánh giá việc tham mưu và phối hợp với các ngành chức năng trong quá trình thực hiện Đề án còn chậm, chưa đồng bộ, dẫn đến triển khai dạy nghề chưa đạt kế hoạch đề ra; chưa huy động tối đa năng lực của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Hầu hết các TTDN hiện còn thiếu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu kinh nghiệm…để đảm bảo cho việc đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai hiệu quả, trong những tháng cuối năm, tỉnh ta đã đưa ra 12 giải pháp nhằm tổ chức thực hiện đối với BCĐ cấp tỉnh và các huyện thành phố. Theo đó, công tác tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển đào tạo nghề; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót tồn tại, đặc biệt, trong quản lý tài chính, kinh phí dạy nghề cho LĐNT; thực hiện chỉ tiêu 70% lao động học nghề có việc làm hoặc có việc làm mới.
Hồng Trung
(HBĐT) - Tháng 8, tháng 9 là thời điểm vùng trồng su su ở xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đâm nhiều ngọn nhất. Lúc này, bà con vùng cao khi ấy bước vào dịp thu hái bận rộn, tất bật nhất trong năm. Thường từ rất sớm, người dân trong xóm đã ra vườn lấy ngọn, đến 8 giờ sáng thì gom lại, xếp thành từng bó. Việc hoàn tất cũng vừa lúc lái thương ở dưới xuôi và khách chợ đến lấy hàng chuyển đi tiêu thụ ở khắp gần, xa.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2012, đoàn kiểm tra liên ngành do Sở NN&PTNT thành lập vừa kết thúc đợt kiểm tra, phân loại đối với 149 cơ sở.
(HBĐT) - Ngày 6/9, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã tổ chức kỷ niệm 2 năm ngày thành lập (6/9/2010 – 6/9/2012). Nhân dịp này, Chi cục đã có buổi gặp mặt, chia sẻ kinh nghiệm với Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng…
(HBĐT) - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được lực lượng thú y huyện Kỳ Sơn tích cực triển khai là tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ngay từ đầu vụ thu – đông này. Theo ông Bùi Văn Xuân, Trưởng trạm thú y huyện, thói quen thả rông trâu, bò vẫn khá phổ biến ở một số xã như Mông Hóa, Dân Hòa. Bà con thường chăn thả gia súc trên rừng, đến vụ cày bừa mới lùa về. Đây cũng là nguyên nhân dễ phát sinh dịch bệnh, tỷ lệ tiêm phòng ở các xã này thường chỉ đạt từ 30 - 40%.
(HBĐT) - Theo báo cáo của huyện Yên Thủy, trong năm 2012, tổng vốn kế hoạch đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư nguồn NSNN gần 83 tỷ đồng. Trong đó, 6 tháng đầu năm, huyện Yên Thủy đã giải ngân đạt 44,7 tỷ đồng, đạt 53,9% kế hoạch.
(HBĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 1133 ngày 21/8/2012 về việc phân bổ chi tiết kinh phí dự phòng xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, xóm ĐBKK thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2012 với tổng số tiền 7.460 triệu đồng cho 8 công trình.